Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Thông tin này được cho biết từ Bộ Tài nguyên và môi trường liên quan tới kết quả 5 năm (2016-2020) thực hiện đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 của Chính phủ.
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, việc báo cáo kết quả thực hiện đề án ở một số tỉnh còn chậm hoặc chưa thực hiện gửi về bộ này.
Cụ thể, Hà Nội và Bạc Liêu chưa có báo cáo cả 3 năm 2017, 2018, 2019.
7 tỉnh, thành phố thiếu báo cáo hai năm gồm: Tuyên Quang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Đồng Nai, Đồng Tháp và Trà Vinh.
12 tỉnh, thành phố thiếu báo cáo 1 năm gồm: Điện Biên, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Vĩnh Long và Bến Tre.
Một số tỉnh chưa hoàn thành thanh tra theo kế hoạch được duyệt; nội dung thực hiện đề án trong các năm, nhất là nội dung, đối tượng thanh tra ở một số địa phương chưa đầy đủ theo yêu cầu tại Quyết định 1675/QĐ-TTg (ngày 29/8/2016 của Thủ tướng) về việc phê duyệt đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 và Kế hoạch 07/KH-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Chất lượng báo cáo kết quả thanh tra ở một số tỉnh còn hạn chế (chưa đầy đủ nội dung, số liệu, biểu bảng theo hướng dẫn của bộ), trong đó: năm 2017 có 55/63 tỉnh, thành phố thực hiện và có báo cáo, năm 2018 có 51/63 tỉnh, thành phố, năm 2019 có 45/63 tỉnh, thành phố.
Còn nhiều tỉnh chưa thực hiện hoặc thực hiện nội dung tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện công tác thanh tra về đất đai ở các địa phương còn hạn chế; lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra về đất đai ở các cấp tỉnh, huyện còn rất mỏng; nhận thức về pháp luật đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ;
Bộ Tài nguyên và môi trường nhận định, kết quả thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều tồn tại, việc làm không đúng quy định khi thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phương.
Một số nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai triển khai thực hiện còn chậm, chất lượng đạt được chưa cao; một số quy định mới của pháp luật đất đai chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ; đặc biệt, trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai nhiều trường hợp còn chậm, thủ tục thực hiện còn phức tạp.
Phần lớn các tỉnh chưa tổng hợp những tồn tại bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật đất đai tại địa phương sau khi thực hiện các nội dung thanh tra theo chuyên đề của đề án tại các năm 2017, 2018 và 2019; chưa đề xuất được các ý kiến về thay thế, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai gửi về Bộ Tài nguyên và môi trường để tổng hợp.
Ngoài ra, ghi nhận một số thông tin đáng chú ý trong báo cáo tóm tắt của bộ về tình hình thực hiện, báo cáo của các tỉnh thành liên quan đến đề án của Chính phủ như sau.
Thực hiện đề án trong năm 2018, cả nước tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các KCN, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
Kết quả cho thấy, 51/63 tỉnh báo cáo kết quả thực hiện đề án. 8 tỉnh báo cáo nhưng chưa thực hiện thanh tra KCN, cụm công nghiệp và khu kinh tế theo kế hoạch, trong đó 5 trường hợp không thực hiện vì Bộ Tài nguyên và môi trường đã thanh tra năm 2014 (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre), Hải Phòng báo cáo không thực hiện do lực lượng cán bộ có hạn.
Năm 2019, với nội dung thanh tra quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài KCN, cụm công nghiệp và khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai, việc thực hiện được cho là chưa đầy đủ và chậm báo cáo kết quả.
Trong đó, 18 tỉnh, thành phố chưa gửi kết quả thực hiện (Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM, Đồng Nai…).
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.