Hàn Quốc trở lại Top 3 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam
Nhật Hạ
Thứ hai, 27/07/2020 - 18:58
Hàn Quốc trở lại Top 3 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu nhờ dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/7/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,82 tỷ USD, bằng 93,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.620 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 9,46 tỷ USD.
Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Dự án lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,3 triệu USD năm 2019 lên 5,8 triệu USD trong năm nay.
Về vốn điều chỉnh, có 619 lượt dự án FDI đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,7 tỷ USD.
Vốn điều chỉnh kể từ đầu năm đến nay tăng do có dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.459 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp 4,64 tỷ USD. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai. Thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo đối tác đầu tư, 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan …
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 57 tỉnh thành phố, trong đó Bạc Liêu thu hút nhiều nhất. Theo sau là Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng.
Một số dự án FDI lớn kể từ đầu năm 2020
Dự án Nhà máy dệt kim tại Khu công nghiệp Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh.
Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng.
Dự án Nhà máy Công ty TNHH Furukawa Automotive Systems Vĩnh Long Việt Nam (Nhật Bản), vốn đầu tư 48,8 triệu USD với mục tiêu sản xuất bộ dây diện dùng cho xe ô tô tại Vĩnh Long.
Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 16/01/2020).
Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ (Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 18/4/2020).
Dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại tỉnh Tây Ninh (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 21/01/2020).
Dự án Victory - Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Đồng Văn, tỉnh Hà Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 273 triệu USD với mục tiêu sản xuất, lắp ráp các thiết bị máy tính điện tử và ngoại vi máy tính; sản xuất các thiết bị âm thanh và hình ảnh điện tử dân dụng (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/4/2020).
Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai (Singapore), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD (Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cấp ngày 31/3/2020).
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước cần được tiếp cận nhanh nguồn vốn ngân hàng để tận dựng những cơ hội lớn từ làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và các hiệp định thương mại được ký kết.
Nguyên nhân là bởi thời gian gần đây, nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới đang tích cực mở rộng hoạt động đầu tư vào Việt Nam, tiêu biểu là Apple hay Panasonic.
Để đón nhận hiệu quả dòng vốn FDI thế hệ mới đang được kỳ vọng sẽ vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cần sẵn sàng chủ động, bên cạnh đó là sự sát sao và đồng bộ hơn nữa trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài từ các cấp chính quyền.
Từ bài học đau đớn của chính doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse nhận định, việc đón nhận làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư FDI không hề đơn giản, nếu không thực hiện nghiêm túc sẽ phải trả giá đắt.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.