Leader talk

'Thật giả lẫn lộn' trong thu hút FDI

Quỳnh Chi Thứ năm, 02/07/2020 - 08:05

Từ bài học đau đớn của chính doanh nghiệp mình, ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse nhận định, việc đón nhận làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư FDI không hề đơn giản, nếu không thực hiện nghiêm túc sẽ phải trả giá đắt.

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse

Một vài năm trước, Tập đoàn Sunhouse có hợp tác với một công ty Hàn Quốc trong đầu tư nhà máy vi mạch. Riêng dây chuyền và đất đai đã ngốn hết 200 tỷ đồng nhưng ông Phú chỉ nắm 49% cổ phần vì cho rằng bản thân mình không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên đặt trọn niềm tin vào đối tác.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian hợp tác cho thấy đối tác đến từ Hàn Quốc cũng không phải là công ty có chuyên môn và tiềm lực. Họ thực hiện dự án với hy vọng có thể vay được vốn của ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, việc ngân hàng từ chối cho vay khiến dự án này lâm vào bế tắc. Cuối cùng, ông Phú phải mua lại toàn bộ vốn của đối thủ.

Sóng gió vẫn chưa chấm dứt, khi muốn hợp tác với một doanh nghiệp Việt khác làm mạch điện thoại cho LG, đối tác kiểm tra và phát hiện ra rằng công suất máy trong dây chuyền mà ông Phú nhập từ đối tác Hàn Quốc quá thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất mạch. "Đó là bài học đau đớn", ông Phú chia sẻ.

Kể lại những kinh nghiệm xương máu của bản thân tại toạ đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI: Cơ hội và thách thức", vị cá mập chương trình Shark Tank cho rằng doanh nghiệp Việt cần chủ động và tìm hiểu chuyên sâu trong lĩnh vực thu hút đầu tư bởi thật giả lẫn lộn, thậm chí, giả còn đông gấp nhiều lần thật.

"Một cô gái đẹp sinh ra ở núi rừng, không chủ động tham gia thi hoa hậu thì không ai biết mình đẹp. Việt Nam đang có thuận lợi nhưng ngồi chờ người ta tìm đến mình không dễ. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam không phải trung tâm. Chính vì vậy, cần chủ động tìm kiếm, tham gia triển lãm, kết giao với các doanh nghiệp có khả năng thì lúc đó mới phát sinh cơ hội", Shark Phú nhấn mạnh.

Sau khi kiểm soát dịch bệnh Covd-19 rất hiệu quả và đã chuyển sang một trạng thái bình thường mới, Việt Nam đang được xem là một điểm đến an toàn, tin cậy. Cùng với những điều kiện thuận lợi về nhân lực, chi phí…, nhiều người vẫn kỳ vọng và tin tưởng về dòng vốn FDI thế hệ mới sẽ vào Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư rời khỏi Trung Quốc đang trở nên rõ nét.

TS. Phan Hữu Thắng: Bốn 'thất bại' lớn nhất trong thu hút FDI tại Việt Nam

Tuy nhiên, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đặt vấn đề: “Có thực sự có làn sóng này không? Phần lớn bây giờ chúng ta vẫn nghĩ là chúng ta hay quá, chúng ta chiến thắng Covid-19 là có hết rồi, cứ thế là người ta vào thôi. Mọi thứ không dễ như vậy".

Ông Thắng lý giải, với tình hình đại dịch Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp trên thế giới như hiện nay, tình hình thị trường mỗi nước đều thay đổi. Nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ tự đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình, sẽ giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc và chuyển dần sang các hướng khác, trong đó có Việt Nam.

“Anh Phú có cái nhà máy đó, anh có dễ dàng bốc nhà máy đi ngay được không? Chỉ là giải thể một doanh nghiệp thôi đã mất rất nhiều thời gian rồi, với nhà máy còn thanh lý, bao nhiêu vấn đề khác. Nên trong năm 2020 thì không chắc là dòng vốn từ Trung Quốc sẽ sang ngay mình", ông Thắng nói. 

Thẳng thắn nhìn vào đợt dịch chuyển chuỗi cung ứng lần này, ông Phú cho rằng dịch chuyển nhà máy là rất khó. Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam cũng là điều khó. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam.

Chính từ bài học của quá khứ, ông Phú nhấn mạnh cần có nghệ thuật trong nhận vốn đầu tư FDI. Giai đoạn đầu, việc chấp nhận làm gia công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quá trình làm thuê đó, cần học hỏi được về công nghệ, học cách làm chủ, hiểu nhu cầu khách hàng ở từng thị trường để sau này xây dựng thương hiệu và có thể bán vào những thị trường đó để trở thành người làm chủ thực sự.

Lấy ví dụ về nhà máy sản xuất đèn LED mới của Sunhouse, ông Phú cho biết nếu chỉ có bản thân mình thì không thể hoàn thiện cả một nhà máy và nắm chắc công nghệ sản xuất chỉ trong 3 tháng. Thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực mới chính là rào cản. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, mặt bằng nhà xưởng có thể khiến các doanh nghiệp Việt thu hút được các nhà sản xuất nước ngoài.

"Họ sang nhìn cơ sở hạ tầng thấy ưng và sẵn sàng chuyển 1-2 dây chuyền sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế hoặc tránh dịch. Khi đó, họ sẽ cử chuyên gia sang ăn nằm với mình để đẩy nhanh tốc độ", ông Phú cho biết.

Ngay cả khi các doanh nghiệp chuyển dịch đơn hàng sang Việt Nam, các doanh nghiệp cũng cần có ý đồ, cần có sự chuẩn bị cho tương lai làm chủ về công nghệ, nếu không, Việt Nam cũng chỉ là nơi né thuế. Học hỏi công nghệ, kiểu dáng là bước quan trọng để doanh nghiệp Việt tự chủ sản xuất các mặt hàng này.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng cho biết, ngay cả Nhà nước cũng bị thiệt hại vì một số doanh nghiệp FDI.

Thu hút FDI: Thật giả lẫn lộn 1
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

"Họ kê khai máy móc thiết bị cao hơn giá thực, sau đó khấu hao sản phẩm, giảm lợi nhuận để không phải đóng thuế. Đây là một hình thức chuyển giá, là ma trận mà quốc gia nào khi thu hút FDI phải chú ý. Điều này rất khó, ngay cả ở những quốc gia tiên tiến", ông Toàn nói.

Theo Chủ tịch Sunhouse, làn sóng dễ nhất chính là dịch chuyển đơn hàng. Các tập đoàn sẽ phải chuyển giao công nghệ, dịch chuyển một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất để tránh rủi ro từ thuế hoặc từ Covid-19 khi đặt tất cả ở Trung Quốc. Ở gần Trung Quốc cho Việt Nam lợi thế và người Việt Nam rất cũng linh hoạt.

Nhấn mạnh cơ hội đầu tư FDI vào Việt Nam sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19, tuy nhiên, shark Phú cũng cho rằng làn sóng đó không giống như mọi người đã tưởng. Ông cho rằng Việt Nam từng đi làm thuê và đã phải trả những cái giá rất đắt khi trở thành nơi gia công cho nước ngoài. Những mặt trái của sản xuất, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, vẫn đang khiến người Việt phải trả giá.

Vì vậy, ông Phú hy vọng lần đón vốn này sẽ được tiến hành hiệu quả và có chiều sâu. Lấy ví dụ chính Tập đoàn Sunhouse, ông Phú cho biết năm 2003, công ty nhận đầu tư của Hàn Quốc nhưng người Việt vẫn nắm quyền kiểm soát. Sau đó, Sunhouse, từ một thương hiệu của Hàn Quốc, được mua lại và trở thành thương hiệu Việt.

"Phải tự chủ 80% GDP mới được coi là tự cường. Việc đứng giữa, chỉ nhập vào xuất ra, khiến Việt Nam chỉ kiếm được một chút về nhân công. Tuy nhiên, sau này, con cháu chúng ta sẽ phải xử lý tồn dư hóa chất độc hại trong nước, trong đất từ quá trình này. Cái chúng ta nhận được bây giờ chả đáng là bao", ông Phú nhấn mạnh.

Hà Nội muốn gọi ‘đại bàng’, hãy lo cho ‘chào mào, chim sẻ’

Hà Nội muốn gọi ‘đại bàng’, hãy lo cho ‘chào mào, chim sẻ’

Tiêu điểm -  4 năm
Hoạt động xúc tiến quan trọng và hiệu quả nhất đối với Hà Nội là phải phục vụ các doanh nghiệp và các dự án hiện có một cách tốt nhất bởi “hữu xạ tự nhiên hương”.
Hà Nội muốn gọi ‘đại bàng’, hãy lo cho ‘chào mào, chim sẻ’

Hà Nội muốn gọi ‘đại bàng’, hãy lo cho ‘chào mào, chim sẻ’

Tiêu điểm -  4 năm
Hoạt động xúc tiến quan trọng và hiệu quả nhất đối với Hà Nội là phải phục vụ các doanh nghiệp và các dự án hiện có một cách tốt nhất bởi “hữu xạ tự nhiên hương”.
IFC hỗ trợ Hà Nội thu hút FDI thế hệ mới

IFC hỗ trợ Hà Nội thu hút FDI thế hệ mới

Tiêu điểm -  4 năm

Công ty Tài chính quốc tế (IFC) sẽ hỗ trợ thành phố Hà Nội xây dựng và triển khai chiến lược FDI thế hệ mới và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư.

'Việt Nam cần ưu đãi mới có tính cạnh tranh để đón sóng FDI hậu Covid-19'

'Việt Nam cần ưu đãi mới có tính cạnh tranh để đón sóng FDI hậu Covid-19'

Tiêu điểm -  4 năm

Việt Nam cần có ưu đãi mới trong lĩnh vực đầu tư, mang tính cạnh tranh so với các quốc gia khác để thu hút những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Dọn tổ đón các ông lớn FDI rút khỏi Trung Quốc

Dọn tổ đón các ông lớn FDI rút khỏi Trung Quốc

Tiêu điểm -  4 năm

Theo GS. Nguyễn Mại, Việt Nam cần nhanh hơn nữa trong thu hút đầu tư nước ngoài, đây là cơ hội ngàn năm có một. Thế giới đang thay đổi, chúng ta không thể ngồi im.

FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam

FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam

Leader talk -  4 năm

Việt Nam phải khẩn trương đặt lại chiến lược FDI, đưa ra các chính sách đối ngoại và ban hành các đạo luật có thể ngăn chặn được các dự án FDI có vấn đề.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  3 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  3 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  9 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  9 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  10 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  12 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.