Doanh nghiệp
Hãng hàng không châu Á đầu tiên sụp đổ vì Covid-19
Hãng hàng không của Úc Virgin Australia đã buộc phải chuyển quyền tiếp quản cho đơn vị khác do thu nhập không đủ chi trả gánh nặng nợ nần trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn.
Tập đoàn Virgin Australia Holdings Limited sở hữu hàng hàng không giá rẻ Virgin Australia của Úc trong thông báo mới nhất cho biết đơn vị tư vấn tài chính Deloitte sẽ tiếp quản hãng bay này trong nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra.
Quyết định này được đưa ra giữa bối cảnh Virgin Australia chưa thể tìm được sự hỗ trợ tài chính từ các bên, bao gồm cả chính phủ Úc, nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử hãng hàng không.
Thông báo từ Deloitte cho biết ban lãnh đạo của Virgin Australia nhận thấy rõ ràng hãng hàng không này sẽ không thể đáp ứng tất cả nghĩa vụ với mức tiền mặt hiện có khi các đường bay quốc tế và nội địa giảm đáng kể vì Covid-19.
Những thành viên của Deloitte tham gia vào hội đồng quản trị của Virgin Australia sẽ quản lý việc kinh doanh và hoạt động của hãng hàng không này cũng như có trách nhiệm thỏa thuận với các nhân viên nhà cung cấp liên quan đến các giao dịch kinh doanh đang diễn ra.

Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã buộc Virgin Australia phải cho nghỉ việc 80% trong tổng số 10.000 nhân viên. Theo số liệu từ Bloomberg, Virgin Australia đã nợ tới 3,2 tỷ USD tính đến cuối năm 2019. Cổ phiếu của tập đoàn này đã bị tạm dừng giao dịch trong vòng 7 ngày kể từ giữa tuần trước do những lùm xùm liên quan đến vấn đề tái cấu trúc tài chính.
Virgin Australia là một hãng hàng không đặc biệt trong thị trường hàng không khi được sở hữu hầu hết bởi các hãng nước ngoài. Singapore Airlines, Etihad Airways, HNA Group và Nanshan Group lần lượt sở hữu khoảng 20% cổ phần. Tỷ phú và nhà sáng lập Richard Branson của tập đoàn Virgin Group nắm giữ 10%.
Etihad Airways cho biết hiện không thể hỗ trợ thêm vốn cho Virgin Australia do đang phải giải quyết những tác động đến tình hình kinh doanh nội bộ. Cổ đông còn lại từ chối bình luận, Bloomberg đưa tin.
Động thái mới nhất của Virgin Australia diễn ra chỉ vài tiếng sau khi ông Richard Branson kêu gọi chính phủ Úc hỗ trợ tài chính, cho vay khoảng 884 triệu USD nhằm cứu hãng hàng không này khỏi khủng hoảng. Trong khi đó, chính phủ kêu gọi các cổ đông của Virgin Australia tham gia vào quá trình này.
Ông lập luận rằng Virgin Australia đóng vai trò cần thiết trong việc duy trì sự cạnh tranh với hãng hàng không nội địa đứng đầu là Qantas. “Nếu Virgin Australia biến mất, Qantas sẽ thực sự có được sự độc quyền trên bầu trời nước Úc”, ông viết trong bức thư ngỏ tuần này.
Theo Business Insider, nhà sáng lập này cũng đã đề xuất một khoản vay từ chính phủ Anh ước tính trị giá khoảng 500 triệu Bảng (621 triệu USD) nhằm khắc phục tình hình. Ngoài Virgin Australia, Virgin Group còn sở hữu Virgin Atlantic có trụ sở tại Anh.
Cho đến nay, ông Richard Branson đã bơm 250 triệu USD vào các công ty thuộc Virgin Group để đối phó với đại dịch. Ông thậm chí cho biết sẽ dùng hòn đảo Necker ở Caribbean làm tài sản thế chấp để vay tiền từ chính phủ.
Trước Virgin Australia, hãng hàng không nội địa lớn nhất nước Anh FlyBe đã sụp đổ vào tháng trước do không thể chống trọi với những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19.
Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Giá vàng hôm nay 13/6: Trung Đông 'dậy sóng', vàng phi nước đại
Giá vàng hôm nay 13/6 tăng 1 - 1,5 triệu đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn giữa căng thẳng leo thang tại Trung Đông.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.