Bất động sản
Hàng trăm nghìn môi giới bất động sản lao đao
Các sàn giao dịch và môi giới bất động sản hiện đang rơi vào bối cảnh hết sức khó khăn do thị trường chậm thanh khoản, không có giao dịch.

Chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản hoạt động trên thị trường
Những tháng đầu năm 2023 dương lịch, mặc dù đã gần hết tháng Giêng năm Quý Mão nhưng nhiều môi giới bất động sản cho biết, họ vẫn chưa thực sự bắt đầu công việc của mình.
Suốt từ nhiều tháng trước Tết đến thời điểm hiện tại, anh Xuân Tùng, một nhân viên môi giới tại Hà Đông, Hà Nội chuyên bán các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã không bán được một sản phẩm nào.
“Tình hình chung của thị trường bất động sản hiện nay rất khó khăn. Lượng khách quan tâm đến sản phẩm có nhưng ít, tâm lý chung của các nhà đầu tư là ngần ngại xuống tiền ở thời điểm này", ông Tùng chia sẻ.
Cùng chung cảnh ngộ, anh Thắng, Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại Quốc Oai, phân phối chủ yếu các sản phẩm đất nền, cũng đã phải cắt giảm hơn 60% nhân sự từ nửa năm nay do không có giao dịch.
Nếu như đầu năm 2022 môi giới vẫn bán được hàng, thậm chí phân khúc đất nền bán khá tốt thì hiện tại, người mua vẫn đi xem đất nhưng chủ yếu là thăm dò, rất ít khi xuống tiền. Thậm chí, đất nền tại nhiều khu vực bán mãi không được. Nhà đầu tư hiện đang ưu tiên các sản phẩm trong nội thành thay vì đầu tư đất nền ở xa.
"Thị trường quá kém, giao dịch chậm khiến nhiều môi giới không có chi phí để duy trì công việc và cuộc sống, buộc phải tìm hướng mưu sinh khác. Từ giờ đến giữa năm 2023, nếu thị trường không có chuyển biến tích cực, nhiều khả năng, số nhân sự còn lại của công ty cũng sẽ tiếp tục giảm thêm”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Đối với phân khúc chung cư, tình hình giao dịch khả quan hơn vì vẫn có người mua nhà có nhu cầu thực. Tuy nhiên theo nhiều môi giới bất động sản, thanh khoản chậm cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập và cuộc sống của họ. Nhiều môi giới đang chật vật tìm cách mưu sinh.
Chị Mai, nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch có trụ sở tại Hoàng Mai cho biết, nửa năm nay, chị vẫn có giao dịch nhưng số lượng rất ít, không đủ để bù đắp cho các chi phí bỏ ra như quảng cáo, đăng bài trên các hội nhóm, mạng xã hội, website, chi phí đi lại... Để duy trì cuộc sống, tiếp tục gắn bó với nghề, chị và nhiều môi giới khác buộc phải tìm các công việc khác để có thêm thu nhập.
Báo cáo thị trường bất động sản 2022 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, các sàn giao dịch, môi giới bất động sản hiện đang rơi vào bối cảnh hết sức khó khăn do thị trường chậm thanh khoản, không có giao dịch.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, lượng môi giới đang hoạt động trên thị trường hiện nay chỉ còn khoảng 30 - 40% so với thời điểm sôi động trước đó. Nhiều sàn giao dịch đã buộc phải đóng cửa do không có nguồn hàng để bán, không bán được hàng để có nguồn thu để chi trả cho các hoạt động thuê văn phòng, trả lương cho nhân sự...
Báo cáo của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản 2022 cũng nhấn mạnh, thị trường có nhiều khó khăn nhất là vào nửa cuối năm 2022. Đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động.
Về nguồn cung bất động sản, năm 2022, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung – cao cấp, nhà ở cho người thu nhập thấp thiếu. Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu sản phẩm bất động sản bình dân giảm từ 20% năm 2019 xuống dưới 5% trong năm 2022.
Số lượng dự án triển khai rất hạn chế cũng là nguyên nhân gây khó khăn thêm cho các sàn giao dịch về nguồn hàng. Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, năm 2022, cả nước có 126 dự án với hơn 55.700 căn hộ được cấp phép bằng khoảng 52,7% so với năm 2021; có 466 dự án với hơn 228.000 căn hộ đang được triển khai bằng 47,7% so với năm 2021; 91 dự án đã hoàn thành với hơn 18.000 căn hộ bằng khoảng 55,2% so với năm 2021.
Trong khi đó, cả năm 2022, chỉ có 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với hơn 5.520 căn hộ; có 114 dự án với hơn 6.190 căn hộ đã hoàn thành.
Mặt khác, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công trong các quý không ổn định, cụ thể là thành công tăng cao nhất vào quý II, sau đó giảm và thấp vào quý IV.
Trên cả nước có 785.637 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó: lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công là 154.756 giao dịch; lượng giao dịch đất nền thành công là 630.881 giao dịch; riêng tại thành phố Hà Nội có 7.662 giao dịch thành công, tại thành phố Hồ Chí Minh có 10.780 giao dịch thành công.
Về giá giao dịch bất động sản, theo Bộ Xây dựng, nhìn chung trong năm 2022, giá bất động sản liên tục tăng trong quý I và quý II; quý III chững lại; quý IV có điều chỉnh giảm ở một số dự án nhưng không nhiều. Hầu hết vẫn giữ ở mức cao đã thiết lập cuối quý II.
Thăng trầm nghề môi giới
Nhìn nhận về thực trạng khó khăn của môi giới bất động sản và các sàn giao dịch, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, các sàn giao dịch bất động sản đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn khi thị trường trầm lắng, lượng môi giới nghỉ việc, bỏ nghề tăng cao.
Bất động sản là mặt hàng đặc thù, giá trị lớn, chịu nhiều tác động của các vấn đề chính sách, vĩ mô kinh tế nên không dễ bán, đặc biệt khi thị trường suy giảm. Do đó, bối cảnh thị trường trầm lắng, ngay lập tức đã ảnh hưởng đến doanh thu của môi giới, các sàn giao dịch.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường gặp khó cũng là giai đoạn để ngành môi giới bất động sản thanh lọc nhân sự, các đơn vị tuyển dụng có những kế hoạch dài hơi, bài bản hơn trong công tác tuyển dụng, đào tạo người.
Nguyên nhân là do trong giai đoạn thị trường sôi động, việc kiếm tiền dễ dàng đối với bất động sản đã dẫn đến sự bùng nổ nhân sự của nghề, rất nhiều người đang làm việc trong lĩnh vực khác cũng chuyển sang làm môi giới với hy vọng có thể chớp cơ hội đổi đời.
Đáng nói, sự bùng nổ nhân sự môi giới bất động sản lại đi cùng với quy trình tuyển dụng số lượng lớn, mang tính ồ ạt, dễ dãi ở một số đơn vị, dẫn đến hiện tượng không đạt chuẩn của môi giới trong nghề.
Số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới bất động sản đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 10% môi giới có chứng chỉ hành nghề. Do đó, quá trình thanh lọc môi giới bất động sản là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường, ông Đính nhận định.
Đồng quan điểm, Chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản Trần Minh cũng cho rằng, có đến 80% các môi giới bất động sản nghỉ việc, rời khỏi thị trường hiện nay là các nhân sự không chuyên trong ngành môi giới.
Khi thị trường phát triển nóng, nhiều người từ các ngành nghề, lĩnh vực khác chuyển sang làm bất động sản. Họ chỉ coi đây là một công việc mang tính thời vụ, làm việc với tâm thế kiếm tiền, chính vì vậy, họ không dành thời gian cho việc học hỏi kiến thức, học nghề và coi đây là một nghề nghiệp chính của mình. Đó cũng là lý do khiến khi thị trường gặp khó khăn, họ sẽ nghỉ, chuyển sang nghề khác, ông Minh nhận định.
Không phủ nhận những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản và các sàn giao dịch, môi giới viên ở thời điểm hiện nay, song theo ông Minh, nghề nào cũng có lúc thăng trầm. Môi giới bất động sản là nghề có thể đạt mức thu nhập rất cao nếu biết cách làm đúng. Do đó, đương nhiên, môi giới bất động sản đòi hỏi người làm môi giới phải có trình độ, chuyên môn cao, đầu tư thời gian và chờ thời điểm thị trường có độ chín muồi nhấn định.
Ở bối cảnh hiện tại, khi thị trường đang tầm lắng chính là thời điểm tốt nhất để các môi giới bất động sản có tâm huyết theo đuổi nghề lâu dài học hỏi tích lũy kinh nghiệm, chăm sóc các khách hàng tiềm năng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường.
Nâng tầm sứ mệnh nghề môi giới bất động sản
Luật Thuế bất động sản cần được đánh giá kỹ lưỡng và khả thi
Quá trình hoàn thiện các chính sách thuế cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, sự đồng thuận cao của thị trường, các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Cần nhanh chóng bơm vốn cứu doanh nghiệp bất động sản
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp mở room tín dụng, bơm vốn cho nền kinh tế. Nếu việc kìm nén hoạt động sản xuất, phát triển quá lâu sẽ khiến “sức khoẻ” thị trường cũng như các doanh nghiệp suy yếu, không thể vực dậy nổi.
Doanh nghiệp bất động sản đối mặt khó khăn lớn nhất 2 thập kỷ
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang phải chống chọi với những khó khăn rất lớn, thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng trước đó vào những năm 2010.
4 giải pháp khẩn cấp về tín dụng bất động sản
Cho phép doanh nghiệp được tái cơ cấu khoản nợ đến hạn và vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm hợp lý là hai trong bốn kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm thị trường khó khăn khắc nhiệt của năm 2023.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt
Tân Hoàng Minh đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận để doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch chi tiết và triển khai dự án khu đô thị thông minh tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.