Hậu "prefunding", Vietcap nhận hàng nghìn tỷ đồng từ quỹ ngoại

Dũng Phạm Thứ sáu, 27/09/2024 - 13:43

Vietcap đẩy mạnh tăng vốn trong bối cảnh toàn bộ thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Ngay sau khi vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán được tháo gỡ, đồng loạt các tổ chức, quỹ đầu tư quốc tế sẵn sàng rót thêm hàng nghìn tỷ đồng tham gia đợt phát hành riêng lẻ của Công ty CP Chứng khoán Vietcap.

Theo đó, Vietcap vừa công bố nghị quyết thông qua việc triển khai phương án chào bán 143,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương hơn 25% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Với giá chào bán 28.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn khoảng 20% so với vùng giá đang giao dịch, Vietcap có thể thu về hơn 4.000 tỷ đồng để bổ sung vốn cho vay giao dịch ký quỹ (3.523 tỷ đồng) và hoạt động tự doanh (gần 500 tỷ đồng).

Thời gian chào bán dự kiến trong năm 2024-quý I/2025, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.

Trước đó, Vietcap cũng đã chốt danh sách cổ đông để phát hành cổ phiếu thưởng với số lượng gần 132,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 30%) giúp nâng vốn điều lệ lên gần 5.745 tỷ đồng. Nếu hoàn thành đợt phát hành riêng lẻ, công ty sẽ tiếp tục nâng vốn lên hơn 7.180 tỷ đồng.

Theo danh sách công bố của Vietcap, có 66 nhà đầu tư dự kiến tham gia đợt chào bán, trong đó đáng chú ý có cổ đông mới là Pyn Elite Fund – quỹ ngoại đến từ Phần Lan đăng ký mua số lượng lớn nhất (21,5 triệu cổ phiếu) để sở hữu gần 3% vốn, tương ứng giá trị khoảng 600 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong danh sách dự kiến tham gia còn có nhiều quỹ ngoại như Vietnam Enterprise Investments Limited đăng ký mua thêm 7,5 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 1,24%; Amersham Industries Limited đăng ký mua thêm 6,8 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 1,21%; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu 1,2%...

Toàn ngành chứng khoán “sốt nóng” chờ nâng hạng

Trong bối cảnh các thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi, nhóm các công ty chứng khoán tiếp tục “cuộc đua” tăng vốn để đáp ứng nhu cầu sôi động từ thị trường.

Theo SSI Research, cổ phiếu VCI của Vietcap cùng các “ông lớn” trong ngành như SSI, VND (VNDirect) nằm trong danh sách các cổ phiếu có thể thu hút dòng tiền lớn khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi, bên cạnh các cổ phiếu đầu ngành khác như VNM, VHM, VIC, HPG, VCB, MSN, DGC, VRE.

Trong ngành chứng khoán, không chỉ Vietcap, nhiều thành viên khác cũng đang tích cực trong “cuộc đua” tăng vốn. Chứng khoán MB (MBS) vừa phát hành thành công gần 110 triệu cổ phiếu và thu về gần 1.100 tỷ đồng, đồng thời nâng vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng.

Chứng khoán VIX cũng mới hoàn thành các phương án phát hành cổ phiếu, qua đó tăng vốn lên hơn gấp đôi, đạt gần 15.000 tỷ đồng, lọt nhóm công ty dẫn đầu về vốn điều lệ trong ngành.

Chứng khoán SSI cũng đã được UBCKNN chấp thuận phát hành thêm hơn 453 triệu cổ phiếu giúp nâng vốn điều lệ lên gần 20.000 tỷ đồng.

Trước đó, hồi tháng 7/2024, VNDirect đã chào bán và phát hành thành công hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông, qua đó, vốn điều lệ của công ty này được nâng lên gần 15.223 tỷ đồng.

Với nguồn vốn bổ sung, các công ty có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh cốt lõi là đầu tư và cho vay ký quỹ trong năm nay. Tăng trưởng lợi nhuận cao hơn từ các hoạt động kinh doanh này sẽ giúp các công ty tăng cường bộ đệm rủi ro.

Bên cạnh kế hoạch tăng vốn thành công, quá trình nâng hạng thị trường đang có những chuyển biến tích cực.

Mới đây nhất, việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi với vai trò cận biên và được kỳ vọng phân loại lại lên Secondary Emerging. Hoạt động đánh giá lại sẽ được FTSE thực hiện tiếp tục vào đầu tháng 10/2024, và hai kỳ năm 2025, trong tháng 3 và tháng 9.

Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, theo ước tính sơ bộ, dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).

Một nghiên cứu từ học viện CFA đã chỉ ra rằng khi một thị trường được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi, chỉ số chính sẽ tăng trung bình 23,2% từ ngày thông báo đến ngày có hiệu lực.

Ước tính từ World Bank cũng cho thấy việc nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể mang đến thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam, trong đó riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2 – 5 tỷ USD.

Chứng khoán VIX tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, bám sát SSI, VPBankS

Chứng khoán VIX tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, bám sát SSI, VPBankS

Tài chính -  6 tháng
Số vốn huy động thêm dự kiến Chứng khoán VIX sẽ bổ sung cho hoạt động tự doanh và cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán.
Chứng khoán VIX tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, bám sát SSI, VPBankS

Chứng khoán VIX tăng vốn lên gần 15.000 tỷ đồng, bám sát SSI, VPBankS

Tài chính -  6 tháng
Số vốn huy động thêm dự kiến Chứng khoán VIX sẽ bổ sung cho hoạt động tự doanh và cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán.
Chứng khoán SSI được tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Chứng khoán SSI được tăng vốn lên gần 20.000 tỷ đồng

Tài chính -  4 tuần

Việc được xét duyệt tăng vốn lên gần 19.645 tỷ đồng giúp Chứng khoán SSI duy trì vị thế số 1 về vốn điều lệ trong nhóm các công ty chứng khoán.

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

Tài chính -  1 tháng

MBS liên tục triển khai các kế hoạch huy động với mục tiêu củng cố vị thế và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  1 tuần

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Áp lực nợ xấu do bão Yagi không đáng ngại

Áp lực nợ xấu do bão Yagi không đáng ngại

Tài chính -  22 phút

Dù chịu thiệt hại từ sự kiện bất khả kháng như bão Yagi, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng được dự báo vẫn sẽ hạ nhiệt theo xu hướng phục hồi của nền kinh tế nói chung.

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Doanh nghiệp -  3 giờ

Đạm Cà Mau được giới phân tích kỳ vọng đột phá với mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) lên tới 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Sổ tay quản trị -  4 giờ

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị sẽ giúp các thành viên không ngừng nâng cao năng lực và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Tiêu điểm -  6 giờ

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, xi măng tại huyện Lạc Thủy hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ.

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khẩn trương cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và xét duyệt vay mới nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn tín dụng.