Đà Nẵng sẽ cấp phép thêm 3 dự án FDI nghìn tỷ
Ba dự án của các nhà đầu tư đến từ Mỹ và Nhật Bản sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép trong chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2019 sáng 1/3 có tổng vốn khoảng 7.640 tỷ đồng.
Không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc, mà Hồng Kông mới là đối tác đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam trong quý I/2019 nhờ thương vụ Beerco mua cổ phần Vietnam Beverage.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI Quý I/2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây (năm 2016 đạt 4,03 tỷ USD, năm 2017 đạt 7,71 tỷ USD và năm 2018 đạt 5,8 tỷ USD).
Tính đến ngày 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài phần điều chỉnh vốn giảm hơn so với cùng kỳ thì vốn đầu tư vẫn tăng mạnh ở 2 hợp phần cấp mới và góp vốn mua cổ phần.
Cụ thể, cả nước có 785 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018.
Về điều chỉnh vốn, có 279 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 1,3 tỷ USD, bằng 73% so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù số lượt dự án điều chỉnh vốn tăng mạnh (40%) nhưng quy mô vốn điều chỉnh nhỏ, bình quân 4,65 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn nhiều so với quy mô vốn điều chỉnh cùng kỳ năm 2018 (8,99 triệu USD/lượt điều chỉnh).
Số lượt dự án điều chỉnh vốn lớn trong Quý I/2019 cũng rất ít, có 1 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn lớn (110 triệu USD). Trong khi Quý I/ 2018 có tới 5 trường hợp có vốn đầu tư tăng thêm từ 100-500 triệu USD, chiếm 55% tổng vốn đầu tư tăng thêm của cả Quý.
Cũng trong Quý I năm nay, cả nước có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 52,6% tổng vốn đăng ký.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đã giải ngân được 4,12 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà ĐTNN. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, đứng thứ ba là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.
Theo đối tác đầu tư, có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông đứng thứ nhất, Singapore đứng thứ hai và Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, theo sau là TP.HCM, Bình Dương.
Một số dự án lớn trong Quý I/2019
Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek co., Ltd (Hồng Kông) đầu tư tại Bắc Ninh.
Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co., Ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
Dự án Vinhtex, tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD do Royal Pagoda Private Limited (Singapore) đầu tư với mục tiêu sản xuất vải và nhuộm vải dệt kim tại Nghệ An.
Dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine, tổng vốn đầu tư đăng ký 170 triệu USD do Universal Alloy Corporation Asia Pte., Ltd (Singapore) đầu tư với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất, gia công và lắp ráp các bộ phận, linh kiện hàng không vũ trụ bằng hợp kim nhôm và composite tại Đà Nẵng.
Dự án Cao ốc phức hợp - Công ty cổ phần đầu tư Golden Hill (Quần đảo Virgin thuộc Anh ), tổng vốn đầu tư đăng ký 147,5 triệu USD với mục tiêu xây dựng khu nhà ở cao tầng để bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM.
Ba dự án của các nhà đầu tư đến từ Mỹ và Nhật Bản sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép trong chương trình Tọa đàm mùa Xuân 2019 sáng 1/3 có tổng vốn khoảng 7.640 tỷ đồng.
Được xuất bản tháng 6/2018, ngay từ khi vừa ra mắt, cuốn sách FDI: Đồng tiền "hai mặt" đã có một sức hấp dẫn rất lớn đối với dư luận, độc giả, nhất là những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2018 TP.HCM có 3.283 nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận thực hiện thủ tục để góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước (M&A) với tổng vốn góp đăng ký gần 6 tỷ USD.
Bia Hà Nội khó có thể lặp lại một thương vụ thoái vốn thành công như cách Bia Sài Gòn đã làm.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.