Leader talk
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Sau mỗi chặng đường đi, ai cũng nghĩ đến việc sẽ đi tiếp về phía trước như thế nào? Đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức ngày 4/10/2018 đã xác định chủ đề “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” – lấy đó làm định hướng cho mọi hành động trong giai đoạn tới đối với FDI.
Tiếp đó “Đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0 và phát triển kinh tế tư nhân” là 2 động lực tăng trưởng mới đã được nêu rõ tại Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam lần thứ Nhất, được tổ chức ngày 5/12/2018 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Ngày 4/12/2018, một ngày trước diễn đàn nêu trên, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã dành thời gian tham dự và phát biểu khẳng định FDI sẽ tiếp tục được khẳng định là một bộ phận quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, tiếp tục được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, với những điều kiện mới: thuận lợi hơn nhưng chất lượng phải đặc biệt cao hơn (FDI 4.0), nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư và phù hợp yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các nội dung quyết sách nêu trên không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là những quyết sách mang tầm chiến lược, hướng tới khát vọng tăng trưởng bứt phá, phát triển nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Những quyết sách đó đã dựa trên thực tế các thành tựu và bài học kinh nghiệm rút ra được trong quá trình phát triển kinh tế gắn với thu hút và sử dụng FDI hơn 30 năm qua. Mặc dù còn những mặt trái, nhưng vai trò tích cực, đóng góp to lớn của FDI vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn vừa qua là không thể phủ nhận.
Đến thời điểm hiện nay, tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến sự phát triển của nền kinh tế là một thực tế không thể phủ nhận, không thể chậm trễ sử dụng các thành tựu về khoa học, công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0 này.
Bước vào năm mới 2019, năm mở đầu của định hướng cải cách, đổi mới và phát triển trên nền tảng 4.0 - một định hướng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, việc trao đổi về khả năng và một số việc cần làm ngay để thu hút FDI 4.0 giai đoạn tới, sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, hướng đến hiệu quả cao hơn của dòng vốn ngoại này.
Thực hiện đột phá chiến lược mới: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN NỀN TẢNG 4.0 trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ TÊN của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Vì sao vậy?
Tại Diễn đàn cải cách và phát triển lần thứ nhất nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ: “Trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay, những rào cản công nghệ truyền thống không còn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá”.
Rõ ràng người đứng đầu Chính phủ đã nhận thấy rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cào bằng khoảng cách giữa các quốc gia và đây là cơ hội to lớn để các quốc gia đi sau bắt kịp các quốc gia phát triển; đồng thời kỳ vọng vào vai trò của FDI 4.0 giai đoạn tới sẽ mang lại những chuyển biến cơ bản trong chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Cũng như giai đoạn vừa qua và giai đoạn bắt đầu mở cửa cho FDI 30 năm trước đây, FDI đã từng bước tạo điều kiện cho Việt Nam vươn lên nắm bắt công nghệ điện tử, ô tô, xe máy, viễn thông, dầu khí…, nhờ đó đất nước có điều kiện hơn.
Định hướng thu hút FDI giai đoạn tới đã rất rõ ràng, nhưng từ định hướng đến kết quả cụ thể còn một khoảng cách khá xa, vì thực tế các năm qua cho thấy: định hướng luôn luôn đúng, trong quá trình triển khai tại các đợt tổng kết đều có những ghi nhận –hứa hẹn khắc phục, nhưng tổ chức thực hiện không đạt được như mong muốn.
Đối với thu hút FDI 4.0 trong thời gian tới, còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố và nếu chỉ có khát vọng cùng với quyết tâm cũng không đủ, nếu :
- Thiếu những con người Việt Nam đổi mới, sáng tạo và tâm huyết;
- Việc triển khai các đột phá chiến lược khác là cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế tư nhân không theo kịp yêu cầu của đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0;
- Thiếu kế hoạch triển khai cụ thể, cũng như việc tổ chức khoa học - bài bản - nghiêm túc - trách nhiệm,… của các cấp quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, và có hỗ trợ, động viên khuyến khích được thành phần kinh tế tư nhân Việt Nam tích cực đồng hành theo định hướng của Chính phủ hay không?
- Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là thương mại, theo đó là đầu tư quốc tế đang có những diễn biến phức tạp, khó đoán định trước, như cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế là Hoa Kỳ và Trung Quốc,… liệu Việt Nam vững tay chèo để lái con thuyền kinh tế vượt qua được các khó khăn, thách thức, tận dụng được cơ hội của chính cuộc chiến đó mang lại hay không?...
Để vượt qua được các khó khăn, thách thức để thu hút được nguồn vốn FDI 4.0 cho giai đoạn tới rất cần chú ý các vấn đề:
Thứ nhất, từ thực tế cuộc sống đã cho thấy thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào con người nên để thành công trong thu hút FDI 4.0 cần có con người Việt Nam đổi mới sáng tạo, có năng lực trong thu hút và sử dụng FDI 4.0. Nhưng để có được một đội ngũ như vậy trong một thời gian ngắn thật khó (bài học thành công của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong 2018 cho thấy công tác đào tạo đã được triển khai từ trên 10 năm nay), và việc đào tạo nguồn nhân lực 4.0 cần đi trước, là một đòi hỏi bức thiết cho thành công của động lực tăng trưởng mới “Đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0”.
Tiếp đến, tăng trưởng kinh tế nói chung của Việt Nam trong giai đoạn tới, và cùng với đó là kết quả thu hút được FDI 4.0 góp phần cho tăng trưởng, phát triển và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các cường quốc, đều phụ thuộc vào việc triển khai các khâu đột phá chiến lược còn lại là CẢI CÁCH THỂ CHẾ, PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC và PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN.
Thời gian qua đã có rất nhiều nghiên cứu, đề xuất khoa học nghiêm túc về nội dung, chương trình hành động để triển khai các đột phá chiến lược về cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kinh tế tư nhân. Các nghiên cứu, đề xuất này đã góp phần tạo nên các thành tựu của kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn, cho thấy vẫn còn quá nhiều điểm cần hoàn chỉnh,bổ sung cho giai đoạn tới.
Việc một lần nữa chỉ ra được các điểm chưa hoàn chỉnh này và có giải pháp khắc phục - chính là các yếu tố quan trọng cho số lượng và chất lượng dòng vốn FDI 4.0 giai đoạn tới, góp phần cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đúng định hướng đã đưa ra.
Ngoài các yếu tố vừa nêu trên, để có được FDI 4.0, trên cơ sở đột phá chiến lược mới chắc không thể bỏ qua được một số việc cần làm ngay, rất cụ thể, đó là:
Phải có giải pháp và tổ chức thực hiện khắc phục các tồn tại hiện nay của FDI là sự thiếu liên kết với doanh nghiệp trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ chậm so yêu cầu, công tác hậu kiểm còn yếu kém đã để xảy ra nhiều số sự cố về môi trường và các vấn đề xã hội…
Đồng thời, phải xây dựng và xác định rõ ràng qui hoạch phát triển (thu hút và sử dụng) FDI trên địa bàn toàn quốc và trên từng vùng, địa phương gắn với qui hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới, trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
FDI 2018 đã tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt trên 30 tỷ USD (số liệu 11 tháng đã đạt 30,8 tỷ USD ); số vốn thực hiện dự kiến đạt mức 18 tỷ USD (số liệu 11 tháng đạt 16,5 tỷ USD, tăng 3,1 % so cùng kỳ); cùng sự trở lại đứng vị trí thứ nhất của FDI Nhật Bản (11 tháng đã đạt gần 8 tỷ USD).
Dự báo đà tăng trưởng của FDI tại Việt Nam vẫn tăng trong 2019, với số vốn FDI thực hiện vượt khoảng 15-20% so 2018, khả năng lần đầu tiên cán mốc 20 tỷ USD vào năm 2019, tiếp tục có các đóng góp thiết thực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2019.
Thu hút FDI giai đoạn tới, đặc biệt là thu hút FDI 4.0, cơ hội và thách thức, như từ trước đến nay đối với FDI luôn đan xen. Vẫn còn đó những câu hỏi cần có lời giải: Làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0, vượt qua được các thách thức và khắc phục được các tồn tại hiện có, sử dụng được các động lực tăng trưởng mới, với cách nghĩ cách làm đổi mới và sáng tạo trên nền tảng 4.0, thu hút được đúng FDI mà Việt Nam cần và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, góp phần tạo bứt phá, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế trong giai đoạn tới.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
FDI - Đồng tiền "hai mặt"
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.