Nhịp cầu kinh doanh
Để hiểu rõ hơn về “hai mặt” của đồng tiền FDI
Được xuất bản tháng 6/2018, ngay từ khi vừa ra mắt, cuốn sách FDI: Đồng tiền "hai mặt" đã có một sức hấp dẫn rất lớn đối với dư luận, độc giả, nhất là những người quan tâm, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Và tất yếu, không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách nhỏ này lại có sức hút lớn như vậy. Từ tên gọi - FDI: Đồng tiền '"hai mặt" nội dung của cuốn sách đến tác giả của nó là tổng hoà của những điều “đặc biệt”, “hiếm có” đối với những ai thực sự quan tâm đến lĩnh vực FDI.
Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, FDI đã trở thành một từ khóa quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Song ít ai biết rằng, một trong những người đặt nền móng, đồng hành và gắn bó với quá trình phát triển của FDI ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên là TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và đầu tư.
Ông là một trong số ít những chuyên gia thực sự hiểu về FDI một cách sâu sắc, thấu đáo và toàn diện tất cả những khía cạnh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở khoa học, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.

FDI: Đồng tiền "hai mặt" là cuốn sách được tác giả, TS. Phan Hữu Thắng tập hợp, tuyển chọn dựa trên hơn 100 bài báo, trả lời phỏng vấn của ông đã được đăng tải trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương về những vấn đề liên quan đến FDI trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
Giống như tên gọi của nó - FDI: Đồng tiền "hai mặt”, cuốn sách đã thể hiện quan điểm nhất quán cũng như những nhận định đa chiều của tác giả về FDI ở Việt Nam qua việc đánh giá tác động, thành quả và vấn đề của FDI trong 30 năm, kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay. Qua đó, tác giả đã mang đến cho độc giả sự hiểu biết sâu hơn về thực chất của “đồng tiền FDI”.
Theo đó, qua 30 năm thu hút FDI, thành quả của nó là đã giúp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và quản trị doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, tạo công ăn việc làm và đào tạo nhân công, thúc đẩy nền kinh tế trong nước tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, góp phần vào hội nhập quốc tế.
Hoàng Gia Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời Mọc cho TS. Phan Hữu Thắng
Tuy nhiên, FDI cũng mang đến cho Việt Nam không ít những mặt trái, hệ lụy cần kịp thời giải quyết, như công nghệ chưa hiện đại, liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa được như kỳ vọng, tình trạng chuyển giá, trốn thuế vẫn còn nhiều, xử lý môi trường chưa nghiêm, tác động lan tỏa đến nền kinh tế còn hạn chế, đóng góp chưa tương xứng với vốn FDI và ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực này, thậm chí còn gây tổn thất cho nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nói như cách nhìn của chính tác giả TS. Phan Hữu Thắng tại bài báo “FDI- đồng tiền hai mặt” cũng là tiêu đề của cuốn sách, đăng trên Theleader.vn: “Đồng tiền nào cũng có hai mặt "tốt – xấu”, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng mang tính “hai mặt” của đồng tiền như vậy”.
Nhận diện đúng bản chất từng mặt của nó để sử dụng có hiệu quả đồng tiền là một việc cần làm. Bởi vì hai mặt của đồng tiền luôn đi cùng nhau, không thể tách đôi đồng tiền ra để chỉ sử dụng mặt tốt còn bỏ đi mặt xấu. Biết sử dụng đồng tiền thì mặt tốt của nó sẽ lấn át mặt còn lại và mặt xấu không có điều kiện phát triển sẽ dần bị triệt tiêu, ông Thắng nhấn mạnh.
Với những bài viết tâm huyết, chất lượng trong cuốn sách FDI: Đồng tiền "hai mặt", tác giả đã đóng góp lớn vào công cuộc tổng kết hoạt động FDI tại Việt Nam. Qua đó, giúp hoàn thiện chính sách, luật pháp, cải thiện môi trường đầu tư giúp khu vực FDI tác động nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Vượt qua ranh giới của một ấn phẩm xuất bản với mục đích cung cấp thông tin, làm tư liệu nghiên cứu, FDI: Đồng tiền "hai mặt" đã trở thành cuốn sách “đáng quý” đối với bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực FDI tại Việt Nam.
Việt Nam sẽ hút các dòng vốn FDI chất lượng hơn
Gần 6 tỷ USD vốn FDI vào TP.HCM thông qua mua bán, sáp nhập
Năm 2018 TP.HCM có 3.283 nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận thực hiện thủ tục để góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước (M&A) với tổng vốn góp đăng ký gần 6 tỷ USD.
Vì đâu FDI Trung Quốc vào Mỹ chạm đáy 7 năm?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Mỹ tiếp tục sụt giảm năm thứ hai liên tiếp sau khi đạt đỉnh.
TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
FDI 4.0 - Vì sao và những việc cần làm
Trong giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lượng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, và xác định sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.
Thaco Trailers phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng phân phối toàn quốc
Nhằm mang đến giải pháp vận tải toàn diện cho doanh nghiệp Việt, Công ty Sản xuất sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng Thaco Industries (Thaco Trailers) đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, cấu hình đa dạng và phát triển mạng lưới phân phối trên toàn quốc.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.