Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Nếu các chủ đầu tư không triển khai đầu tư chậm 12 tháng so với tiến độ được giao, cơ quan quản lý tỉnh Hưng Yên sẽ có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.
Hiện tại, Sở Công thương đã phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập và báo cáo UBND tỉnh quyết định thành lập 16 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích hơn 763ha.
Các CCN được phân bổ rải rác chủ yếu tại các huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, Khoái Châu, Văn Lâm...
Nhằm đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động, Sở Công thương đề nghị UBND các huyện, thị xã khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư rà soát, đánh giá tiến độ triển khai thực tế của từng CCN so với tiến độ được UBND tỉnh giao (đảm bảo hay chậm tiến độ; nêu rõ khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và kiến nghị nếu có).
Nếu sau 12 tháng kể từ ngày CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập, chủ đầu tư không triển khai thực hiện các bước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định hoặc ngừng thực hiện, chậm triển khai dự án 12 tháng so với tiến độ được giao, UBND các huyện, thị xã báo cáo UBND tỉnh xem xét gia hạn/quyết định lựa chọn chủ đầu tư khác theo quy định pháp luật.
Theo quy hoạch phát triển CCN tỉnh được phê duyệt năm 2018, giai đoạn đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch 39 CCN với diện tích khoảng 1.700ha, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có 61 CCN (tổng diện tích khoảng 3.120ha).
Tính đến hết tháng 6/2021, trong số 39 CCN quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020, có 16 CCN đã được UBND tỉnh ra quyết định thành lập, 23 cụm chưa được thành lập.
Cụ thể, UBND tỉnh đã quyết định thành lập 16 CCN, giao chủ đầu tư với tổng diện tích khoảng 763ha, tổng số vốn đầu tư đăng ký 6.917 tỷ đồng. Trong đó: 14 CCN được thành lập năm 2020, một CCN năm 2019 và một CCN năm 2016.
Nhằm đón làn sóng dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn kinh tế đầu tư vào Việt Nam trong đó có địa bàn tỉnh Hưng Yên, Sở Công thương đã thẩm định hồ sơ đề nghị đưa 8 CCN (không còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương), với tổng diện tích hơn 371ha (CCN Vũ Xá 1, Khoái Châu, Sạch Văn Giang, Tân Tiến, Chỉ Đạo, Dị Sử, Mỹ Hào…) ra khỏi quy hoạch; bổ sung 5 CCN tại hai huyện Ân Thi, Kim Động với tổng diện tích 375ha vào quy hoạch, báo cáo UBND tỉnh thỏa thuận với Bộ Công thương.
Được biết, tình hình triển khai các CCN trên địa bàn đang gặp một số khó khăn vì một số lý do. Cụ thể, cơ quan chức năng cho biết, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút dự án sản xuất kinh doanh trong CCN. Đồng thời, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng... còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân của tình trạng trên, là các dự án CCN có sử dụng đất trồng lúa trên 10ha, để chuyển sang mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp, thuộc trường hợp phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích của Thủ tướng.
Tuy nhiên, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất mất nhiều thời gian, do phải xin ý kiến của nhiều bộ ngành làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án, qua đó, làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa chủ động đề xuất việc điều chỉnh quy mô, địa điểm, số lượng dự án CCN trong quy hoạch sử dụng đất của huyện để trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh chấp thuận. Vì vậy, vướng mắc khi hoàn thiện các thủ tục về đất đai như xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng...
Một vấn đề khác, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 chưa thực sự đồng bộ, dẫn tới khó khăn trong triển khai các thủ tục về đất đai và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của CCN (ví dụ như CCN Quán Đỏ, Quảng Lãng- Đặng Lễ, ...).
Một số chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN chưa khẩn trương trong việc tập trung các nguồn lực và triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định (CCN Đông Khoái Châu, CCN Vân Du - Quang Vinh...).
Một số CCN được cấp quyết định thành lập đáng chú ý gồm: Quán Đỏ (66,5ha, chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Hasky Hưng Yên, tổng mức đầu tư 836 tỷ đồng), Phạm Ngũ Lão (75ha tại huyện Ân Thi, chủ đầu tư Công ty CP xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, tổng vốn 915 tỷ đồng, hiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đang được Bộ Tài nguyên và môi rường thẩm định), Quảng Lăng – Đặng Lễ (75ha tại Ân Thi, Công ty CP dịch vụ thương mại và phát triển hạ tầng Hưng Yên; 656 tỷ đồng, tỉnh đã có tờ trình Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa).
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực