Tài chính
IFC thoái vốn khỏi ABBank
Là một tổ chức phát triển tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân, IFC mở rộng sự tham gia của mình vào thị trường tài chính Việt Nam, hợp tác với các tổ chức trung gian tài chính ngân hàng và phi ngân hàng để thúc đẩy tài chính toàn diện và tài chính khí hậu.
Vừa qua, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã bán hơn 84 triệu cổ phiếu ABB, tương đương 8,2% tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) theo lộ trình thoái vốn đã thống nhất từ trước.
Sau khi hoàn thành giao dịch, cổ đông lớn nước ngoài tại ABBank hiện chỉ còn Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia với tỷ lệ sở hữu là 16,4%.
Phía ABBank cho biết, trong suốt thời gian là cổ đông chiến lược của ABBank, cả Maybank và IFC đều dành nhiều sự hỗ trợ cho ABBank trong việc định hướng ngân hàng bán lẻ, phát triển bền vững và quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong gần 14 năm hợp tác, IFC đã hỗ trợ ABBank về nguồn vốn, các sản phẩm cho vay trung, dài hạn và tài trợ thương mại cũng như tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho ABBank, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, phát triển bền vững và thúc đẩy tài trợ cho các doanh nghiệp SME - một động lực tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, IFC đã hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình ABBank triển khai các dự án nhằm đảm bảo tuân thủ về quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel III.
Thoái vốn khỏi ABBank, IFC đang thực hiện nhiệm vụ thể chế của mình là tái đầu tư vốn nhằm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Là một tổ chức phát triển tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân, IFC mở rộng sự tham gia của mình vào thị trường tài chính Việt Nam, hợp tác với các tổ chức trung gian tài chính ngân hàng và phi ngân hàng để thúc đẩy tài chính toàn diện và tài chính khí hậu.
Về phía cổ đông chiến lược Maybank, với hơn 16 năm đồng hành, nhà băng này và ABBank cũng thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mảng ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số và phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Đây là những lĩnh vực Maybank có kinh nghiệm và thế mạnh trên thị trường, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của ABBank. Hai ngân hàng tiếp tục có những hợp tác chặt chẽ về nguồn vốn và các giao dịch tài trợ thương mại.
Chia sẻ về kế hoạch thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài, đại diện ABBank cho biết: “Trong tương lai, việc thu hút thêm vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là phương án mà ABBank sẽ xem xét khi có cơ hội tốt, đối tác chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của ABBank”.
Tại buổi ĐHĐCĐ năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế chung dần phục hồi, ABBank đã trình lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 94,5% so với kết quả thực hiện của năm 2023.
Tổng tài sản đến cuối năm nay dự kiến ở mức 170.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Huy động từ khách hàng tăng 13,3% lên gần 113.350 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 13,5% lên hơn 116.270 tỷ đồng, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Dù kết quả kinh doanh sụt giảm về vùng "trũng nhất" của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua, ban lãnh đạo ABBank đã đề ra chiến lược tái cấu trúc hệ thống phát triển của ngân hàng cùng tầm nhìn mục tiêu trong trung dài hạn.
Ông Phạm Duy Hiếu, quyền Tổng giám đốc ABBank cho biết ngân hàng đã xây dựng lộ trình đi đến mục tiêu 3 tỷ USD vốn hóa, ROA hơn 2% và tổng tài sản 15 tỷ USD vào năm 2028 theo “Chiến lược ngân hàng giai đoạn 2024-2028” cùng sự đồng hành của hãng tư vấn hàng đầu thế giới là McKinsey.
Theo đó, ABBank đang đẩy mạnh triển khai hàng loạt các dự án/sáng kiến chiến lược nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và công tác chuyển đổi hệ thống, trong đó có những dự án trọng điểm như: Triển khai nền tảng số mới Omni Channel; Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM; Triển khai giải pháp quản trị dữ liệu Datalake; Dự án xây dựng mô hình bán hàng và dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, cùng nhiều sáng kiến thúc đẩy kinh doanh mới… hướng tới thực hiện khát vọng mục tiêu 2028.
ABBank đặt mục tiêu vốn hoá tăng 10 lần
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.