Japan Airlines hợp tác với Vietjet để trở lại Việt Nam

Minh An Thứ ba, 25/07/2017 - 12:09

Theo xu hướng hợp tác giữa các hãng vận tải thông thường và hàng không giá rẻ ở Đông Nam Á, Japan Airlines (JAL) sẽ hợp tác với Vietjet để tái xuất hiện ở Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác bao gồm chia sẻ chuyến bay liên danh và khả năng chuyển số dặm thưởng tích lũy giữa hai hãng. Hai bên cũng có thể cùng khai thác các đường bay mà Vietjet dự kiến sẽ khởi động giữa Việt Nam và Nhật Bản sớm nhất là năm nay. Các điểm đến của Việt Nam bao gồm các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc.

Vietjet hiện đang chiếm hơn 40% thị phần hàng không nội địa vào cuối năm 2016 và được cho là sẽ sớm vượt qua Vietnam Airlines trong năm nay. Gần đây hãng này liên tiếp mở các đường bay quốc tế, trong chiến lược mở rộng ra khu vực của hãng. Gần nhất, hôm 13/5 hãng này mở đường bay Hà Nội _ Yangon (Myanmar). Đến hết quý I, Vietjet có 37 đường bay nội địa và 26 đường bay quốc tế.

Hơn 8 triệu khách quốc tế bay đến Việt Nam trong năm ngoái, trong đó người Nhật chiếm gần 10%. Thỏa thuận với Vietjet sẽ giúp JAL tìm kiếm vị trí trong thị trường hàng không phát triển rất nhanh ở Đông Nam Á.

Japan Airlines từng hợp tác với Vietnam Airlines (VNA) để khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên sau khi hãng hàng không Nhật bản rơi vào khủng hoảng Vietnam Airlines đã độc lập khai thác các chuyến bay.

Năm ngoái, Vietnam Airlines đã chọn All Nippon Airways (một hãng hàng không lớn khác của Nhật) làm đối tác chiến lược. Điều này đã chấm dứt việc hợp tác giữa hãng VNA và JAL.

Nhiều liên minh hàng không có sự tham gia của các hãng hàng không giá rẻ gần đây tạo thành một xu hướng trong khu vực. 

Giữa năm 2015, JAL cũng đã hợp tác với Jetstar Airways (một nhánh của Qantas). Năm ngoái, 4 hãng giá rẻ tại Trung Quốc lập ra liên minh U - Fly còn Vanilla Air (hãng giá rẻ của All Nippon Airways) kết hợp với 7 hãng khác lập liên minh Value Alliance.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  9 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  9 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  14 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  14 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.