Kế hoạch xây dựng các thương hiệu tỷ đô của TP. HCM

Hứa Phương Thứ bảy, 11/01/2020 - 08:21

TP. HCM sẽ có chính sách hỗ trợ, xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh để không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện thành phố có 390 nghìn doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 88%, doanh nghiệp có vốn đăng ký 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 2%, vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng chỉ khoảng 700 doanh nghiệp. 

Sắp tới thành phố sẽ tổ chức những buổi đối thoại theo định kỳ hàng tháng và hình thành hội đồng để lắng nghe đặc thù của từng ngành từ đó có chính sách hỗ trợ hình thành những tập đoàn mạnh.

TP. HCM muốn có doanh nghiệp vươn tầm thế giới
Saigontourist là doanh nghiệp lớn ở TP. HCM nhưng những năm gần đây đang lớn chậm lại

Dù TP. HCM có số lượng doanh nghiệp lớn so với trung bình của cả nước nhưng lại chưa có thương hiệu nào đủ mạnh tạo sự lan tỏa ở thị trường trong nước và vươn tầm quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần có chính sách, giải pháp quyết liệt của thành phố.

Với quy mô các doanh nghiệp như hiện tại đang tạo nhiều áp lực cho mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. TP. HCM muốn xây dựng chính sách hỗ trợ để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế.

Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của TP. HCM thì phải có những thương hiệu lớn, đủ tầm cạnh tranh trên thị trường thế giới. 

Trước đó, tại hội thảo "Phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP. HCM" ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng nhận xét, TP. HCM chưa có nhiều thương hiệu mạnh, cũng như các thương hiệu góp mặt vào các chương trình thương hiệu quốc gia.

TP. HCM cần định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp gắn với chương trình thương hiệu quốc gia, gắn với hình dung, định vị của thành phố và phải có chiến lược cùng những cải cách, chính sách thực thi và các hoạt động biểu tượng.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nêu lên một thực tế, ở TP. HCM có những thương hiệu nổi tiếng như Saigontourist, SaigonCoop, Vissan... nhưng hiện nay lớn rất chậm.

Nguyên nhân là do những thương hiệu này không phát triển theo chuỗi hoặc phát triển theo chuỗi chậm. Đơn cử như Saigontourist sở hữu những khách sạn 5 sao nổi tiếng ở TP. HCM như Majestic, Grand, Caravelle, New World, Sheraton... Nếu Saigontourist phát triển những thương hiệu khách sạn này theo chuỗi như Mường Thanh thì hiện nay đã rất lớn.

Hay như nhà bán lẻ SaigonCoop. Lâu nay ở TP. HCM người tiêu dùng vẫn nhận xét mô hình siêu thị của SaigonCoop quá cũ, kém thu hút. Chủ yếu những người trung tuổi đến mua sắm xong rồi về chứ mô hình siêu thị của SaigonCoop chưa mang phong cách trẻ, nhiều tiện ích để thu hút người tiêu dùng trẻ.

Còn Vissan là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong mảng thịt lợn có tiếng ở TP. HCM nhưng vào năm 2016 đã bán 25% cổ phần cho Masan. Bia Sài Gòn rất nổi tiếng nhưng hiện nay người Thái đang chiếm cổ phần chi phối.

Từ thực tế đó, ông Quang cho rằng thương hiệu các doanh nghiệp của TP. HCM chưa lớn là do họ không chịu làm hoặc bán cho nước ngoài chứ không phải không có tiềm lực.

Ông Quang hoàn toàn đồng tình và ủng hộ trước thông tin TP. HCM muốn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tỷ đô không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Trong bảng sếp hạng VNR500 công bố năm 2019, 15 doanh nghiệp đứng đầu trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TP. HCM đóng góp Thế Giới Di Động ở vị trí 12.

Còn 15 doanh nghiệp đứng đầu trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, TP. HCM có 6 doanh nghiệp là Vinamilk, Thế Giới Di Động, Masan, ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank)... 

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  14 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  18 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  18 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?