Quốc tế
Khách Trung Quốc giảm 'độ phủ sóng' du lịch Đông Nam Á
Vấn đề nội tại của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến khách du lịch nước này không còn bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á, khiến ngành du lịch tại đây mất đà tăng trưởng nhanh.
Vài năm trở lại đây, ngành du lịch tại các quốc gia Đông Nam Á bùng nổ nhờ cơn sốt du lịch nước ngoài của người Trung Quốc. Tuy vậy, sự phụ thuộc lớn vào thị trường này đang để lại “trái đắng” cho nhiều quốc gia khi lượng khách sụt giảm mạnh mẽ thời gian qua.
Điều này cùng mức chi tiêu yếu hơn của khách du lịch Trung Quốc không chỉ diễn ra tại 1 hay 2 quốc gia mà trải dài trên khắp khu vực Đông Nam Á. Việc phụ thuộc quá lớn vào 1 thị trường tạo ra rủi ro và không ít quốc gia chưa thể tìm được nguồn thay thế.
Theo ước tính từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung Quốc vẫn là nơi có khách quốc tế đến nhiều nhất trong 8 tháng đầu năm nay, chiếm khoảng 30% lượt khách nước ngoài.
Tuy nhiên, khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam tiếp tục tăng trưởng âm trong các tháng kể từ đầu năm so với cùng kỳ năm 2018, trái hẳn với bức tranh gia tăng mạnh mẽ trước đây.

Theo khảo sát khách du lịch nước ngoài của Trung Quốc (China Outbound Traveler Survey) từ McKinsey, thu nhập gia tăng trong khoảng 1 thập kỷ qua đã thúc đẩy sở thích du lịch của tầng lớp trung lưu tại đây, giúp nền kinh tế này trở thành thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới.
Đông Nam Á thường là lựa chọn đầu tiên khi khách Trung Quốc muốn ra nước ngoài và các chuyến đi tới khu vực này đứng đầu về số lượng được đặt.
Với các chương trình tham quan nói tiếng Trung Quốc, hàng hoạt nhà hàng, dịch vụ thanh toán di động bằng tiếng Trung phổ biến từ Đà Nẵng Việt Nam tới Yogyakarta của Indonesia cũng như khoảng cách gần và nét tương đồng trong ẩm thực đã kéo khách Trung Quốc đổ tới các địa điểm du lịch tại Đông Nam Á.
Tuy vậy, sự đảo chiều trong lượng khách từ thị trường này đang đe dọa tới ngành du lịch đang thừa nguồn cung của Đông Nam Á sau khi doanh nghiệp và chính quyền địa phương đổ hàng triệu USD vào việc xây thêm khu nghỉ dưỡng, khách sạn cũng như mở rộng cơ sở hạ tầng du lịch.
Báo cáo tài chính của Central Plaza Hotel Pcl (Thái Lan) mới đây cho biết lợi nhuận hợp nhất trong quý II năm nay giảm gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mảng khách sạn và các dịch vụ liên quan hoạt động khách sạn giảm 35%.
Phó chủ tịch cấp cao của Ronnachit Mahattanapruet cho biết kết quả kinh doanh giảm sút đến từ việc nhu cầu của du khách Trung Quốc đi xuống trong buổi họp ngắn với các nhà đầu tư tháng trước, theo thông tin từ Bloomberg.
Công suất phòng khách sạn tại các cơ sở Thái Lan đã giảm 7% trong quý II trong khi nhà vận hành này đang chuẩn bị đưa thêm 2.000 phòng vào tổng danh mục 6.679 phòng lưu trú.
Tại thành phố Bangkok, năm 2022 sẽ đón thêm 2 khách sạn do Hilton quản lý và một năm sau sẽ có thêm khách sạn Ritz Carlton mới được khai trương.
Theo hãng tư vấn C9 Hotelworks Ltd, số lượng phòng khách sạn tại đảo Phuket của Thái Lan sẽ tăng thêm 18% vào năm 2024 trong khi lượng khách quốc tế đến quốc gia này chỉ tăng 2%, theo số liệu từ Bộ du lịch Thái Lan.
Tại Singapore, các nhà vận hành sòng bạc Las Vegas Sands Corp. và Genting Singapore Ltd. từng công bố đầu tư 9 tỷ USD để mở rộng các khu nghỉ dưỡng tại đây sau cơn sốt du lịch từ bộ phim "Siêu giàu châu Á".
Sự bùng nổ du khách Trung Quốc đã không còn hiện hữu trong nửa đầu năm nay do nền kinh tế nước này sụt giảm, đồng Nhân dân tệ chạm đáy kỷ lục và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến niềm tin người tiêu dùng suy yếu.
Ngay cả những yếu tố này cũng ảnh hưởng tới mức tiêu dùng nội địa của Trung Quốc khi mua sắm hàng xa xỉ hay ô tô giảm sút.
Không chỉ xuất phát từ những yếu tố nội tại của Trung Quốc, các vấn đề tại những quốc gia Đông Nam Á cũng góp phần vào việc sụt giảm của lượng khách đến từ thị trường này.
Đồng nội tệ của Thái Lan đã tăng mạnh nhất so với Nhân dân tệ trong số các đồng tiền tại những thị trường mới nổi kể từ đầu năm, khiến du lịch Thái Lan trở nên đắt đỏ hơn với người Trung Quốc.
Không chỉ vậy, tai nạn lật tàu khiến 47 du khách Trung Quốc thiệt mạng tại Phukhet vào năm ngoái khiến không ít người e ngại.
Tại Bali, hòn đảo vốn được xem là thiên đường biển đang trở thành nạn nhân trong chính sự thành công. Các vấn đề nội tại như tắc nghẽn giao thông là một trong những lý do chính khiến khách Trung Quốc đến đây ít hơn, Bloomberg đưa tin.
Sự sụt giảm trong du lịch có thể khiến các trụ cột tăng trưởng khác của Đông Nam Á suy yếu trong bối cảnh xuất khẩu đang chịu áp lực từ chiến tranh thương mại.
Quỹ tiền tệ quốc tế trong triển vọng kinh tế hồi tháng 7 đã hạ dự báo tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực xuống 5%, từ mức 5,1% trước đó và cho rằng sẽ còn giảm hơn nữa.
Nhiều nước Đông Nam Á đang nỗ lực thu hút khách du lịch từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.
Thái Lan hồi đầu năm đã miễn phí thị thực (visa) cho khách du lịch Ấn Độ và các khách sạn tại đây cũng đang nỗ lực thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đang thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch ở Anh và Australia. Đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ dự kiến sẽ được đưa vào khai thác vào tháng 10 tới.
Lượng khách du lịch Trung Quốc kéo dài chuỗi giảm
Cựu bí thư Nguyễn Sự hồi ức về thời Hội An mò mẫm làm du lịch
Nguyên bí thư Hội An Nguyễn Sự nhấn mạnh du lịch phải đi từ những gì vốn có, phải dựa trên hai nền tảng là văn hóa của chính mình và đi lên bằng tự nhiên, nương tựa vào thiên nhiên, đối thoại với tự nhiên để phát triển.
Cảnh báo du lịch xuống cấp và khuyến nghị của World Bank
Mô hình tăng trưởng du lịch dựa trên số đông sẽ dẫn tới rủi ro là tác động của ngành đến nền kinh tế giảm dần, tài sản du lịch văn hóa và thiên nhiên bị xuống cấp, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương với du lịch bị xói mòn, Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến cáo.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.