Leader talk

Khẩu vị đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sắp tới Việt Nam

Kiều Mai Thứ năm, 06/07/2023 - 19:58

Lãnh đạo Liên đoàn doanh nghiệp Singapore cho biết Việt Nam chắn chắn sẽ tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các danh mục đầu tư của Singapore, trong đó, các lĩnh vực được quan tâm bao gồm sản xuất, cơ sở hạ tầng, thương mại bán buôn và bán lẻ.

Trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp khu vực Singapore (SRBF) lần thứ 7 tại Hà Nội, ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Liên đoàn doanh nghiệp Singapore (SBF), đã chia sẻ với báo chí về ‘khẩu vị’ của các nhà đầu tư Singapore, cũng như tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam với đảo quốc sư tử.

Thưa ông, xin ông cho biết thông tin về tình hình đầu tư của các thành viên SBF vào Việt Nam? SBF đánh giá như thế nào về triển vọng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới?

Ông Kok Ping Soon: Các công ty Singapore rất quan tâm đến việc mở rộng hoạt động sang Việt Nam, do tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày càng gia tăng, và khả năng sản xuất để hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ.

Theo khảo sát kinh doanh của SBF năm 2022 – 2023, Việt Nam là một trong ba quốc gia hàng đầu để các công ty Singapore mở rộng hoạt động ra nước ngoài trong ngắn hạn.

Các lĩnh vực quan tâm chính của doanh nghiệp Singapore bao gồm sản xuất, cơ sở hạ tầng, thương mại bán buôn và bán lẻ.

Quyết định tổ chức một sự kiện kinh tế quốc tế hàng đầu như Diễn đàn Doanh nghiệp khu vực Singapore (SRBF) tại Việt Nam phản ánh tầm quan trọng của việc phát triển mối quan hệ song phương, và mở rộng hợp tác kinh doanh sang các lĩnh vực tăng trưởng mới đối với Singapore.

Khẩu vị đầu tư của các doanh nghiệp Singapore sắp tới Việt Nam
Ông Kok Ping Soon, Giám đốc điều hành Liên đoàn doanh nghiệp Singapore.

Trong thời gian tới, Singapore và Việt Nam đang nỗ lực mở rộng mối quan hệ đối tác trong lĩnh vục kinh tế xanh và kỹ thuật số. Có rất nhiều điều mà Singapore và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau trong các lĩnh vực này để cùng phát triển, nhằm giải quyết các lợi ích, cũng như cam kết quốc tế và khu vực của hai nước.

Điều này được minh chứng qua hàng loạt các biên bản ghi nhớ được ký kết giữa hai nước trong thời gian qua, bao gồm biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng giữa Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore (MTI) và Bộ Công thương, hợp tác về tín chỉ carbon giữa MTI và Bộ Tài nguyên và môi trường, hay thỏa thuận về Quan hệ đối tác kinh tế số - kỹ thuật xanh giữa MTI và Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Khi ký các biên bản ghi nhớ này, Singapore mong muốn hợp tác với các công ty Việt Nam, để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt, trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, và an ninh mạng.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, Singapore muốn hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 ở cả hai nước.

Chúng tôi đang tìm cách phát triển một mạng lưới điện kết nối Singapore và Việt Nam, nếu được thực hiện, đây có thể trở thành một mô hình kiểu mẫu trong hợp tác và thương mại năng lượng điện trong ASEAN.

Ở cấp độ khu vực, Singapore và Việt Nam là những đối tác cùng chia sẻ chí hướng trong các hiệp định thương mại. Với nền tảng vững chắc này, quan hệ thương mại và đầu tư của Singapore và Việt Nam đã ngày càng bền chặt hơn, kể cả khi chúng ta vừa phải trải qua giai đoạn khó khăn do Covid-19.

Với vai trò và những thế mạnh của mình, SBF sẽ làm gì để thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Singapore vào Việt Nam?

Ông Kok Ping Soon: Việt Nam chắn chắn sẽ tiếp tục là thị trường hấp dẫn đối với các danh mục đầu tư của Singapore. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, các công ty của chúng tôi bị thu hút bởi tiềm năng kinh tế, thị trường nội địa rộng lớn, tầng lớp trung lưu đang nổi lên, và dân số có trình độ học vấn, tay nghề cao và có kỹ năng công nghệ ngày càng cao.

Năm 2021, SBF đã vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ghi nhận các tổ chức nước ngoài có đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội chung của Việt Nam.

Đây là một minh chứng rất quan trọng về những nỗ lực không ngừng nghỉ của SBF, và những đóng góp hữu hình trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương ngày càng phát triển hơn.

Các công ty của chúng tôi bị thu hút bởi tiềm năng kinh tế, thị trường nội địa rộng lớn, tầng lớp trung lưu đang nổi lên, và dân số có trình độ học vấn, tay nghề cao và có kỹ năng công nghệ ngày càng cao tại Việt Nam.

Giám đốc điều hành SBF

Thông qua chương trình kết nối như GlobalConnect@SBF, một sáng kiến được hỗ trợ bởi cơ quan Chính phủ Singapore là Enterprise Singapore, SBF đã hơn 700 lần tư vấn cho các công ty Singapore về thị trường Việt Nam kể từ tháng 11/2019, và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án muốn mở rộng hoạt động sang Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã thành lập ba Trung tâm Doanh nghiệp Singapore (SEC) tại TP.HCM, Jakarta và Bangkok, để hỗ trợ kinh doanh theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ cho các công ty của chúng tôi tham gia vào các thị trường đó.

SEC đã tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ quan chính phủ, hiệp hội, phòng thương mại, và các nhân tố thúc đẩy thị trường như ngân hàng, công ty dịch vụ chuyên nghiệp, và đối tác kênh như UOB hay Tech. Những đối tác này đóng vai trò là hệ số nhân để giúp các doanh nghiệp của chúng tôi thành công trên các thị trường.

Ngoài Việt Nam, SBF nhìn nhận vai trò của mình trong xúc tiến phát triển thương mại trong khu vực ASEAN như thế nào? Theo ông, Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung cần làm gì để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu?

Ông Kok Ping Soon: Là liên đoàn doanh nghiệp hàng đầu Singapore, SBF có nhiệm vụ hỗ trợ tạo thêm các các cơ hội kinh doanh và hợp tác kinh doanh. Chúng tôi hợp tác với các bên liên quan ở cấp chính phủ, ngành và doanh nghiệp để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, và mang những cơ hội này đến với các doanh nghiệp của chúng tôi thông qua các hình thức tiếp cận cộng đồng, như các hội thảo quốc tế, các chuyến công tác và các hội thảo kinh doanh.

Các sự kiện khu vực như SRBF hay Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Singapore Apex mà chúng tôi đã khởi động vào năm ngoái cũng là những nền tảng mà chúng tôi xây dựng, để tập hợp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và các nhà hoạch định chính sách trong khu vực, nhằm thảo luận các xu hướng và cơ hội tăng trưởng trong tương lai, cũng như tạo dựng các doanh nghiệp và nền kinh tế vững mạnh hơn.

Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, điều quan trọng là các quốc gia Đông Nam Á cần hợp tác và thực thi các giải pháp chung, để phát triển kinh tế khu vực và giảm thiểu các tác động tiêu cực toàn cầu.

Nếu coi ASEAN là một khối duy nhất, bạn sẽ thấy đây là nền kinh tế khu vực lớn thứ ba ở châu Á, thứ 5 trên thế giới. Các nước Đông Nam Á nên tập trung vào việc đa dạng hóa cơ sở kinh tế và tăng cường khả năng chống đỡ, phục hồi bằng cách phát huy các lĩnh vực then chốt như kinh tế số, đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và các ngành phát triển bền vững.

Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng lao động tay nghề cao cũng rất cần thiết. Các nước Đông Nam Á nên tiếp tục ưu tiên các chương trình giáo dục và đào tạo, nhằm trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết cho công việc của tương lai.

Một lĩnh vực khác mà chúng ta nên tập trung là tăng cường hợp tác khu vực, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại, tiêu chuẩn hóa bộ nguyên tắc và khuôn khổ để khuyến khích dòng vốn đầu tư thương mại lớn hơn giữa các quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

Doanh nghiệp Singapore ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Các doanh nghiệp của đảo quốc sư tử Singapore ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam
Doanh nghiệp Singapore ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Các doanh nghiệp của đảo quốc sư tử Singapore ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam
Tập đoàn Singapore muốn mua cổ phần bệnh viện Pháp Việt

Tập đoàn Singapore muốn mua cổ phần bệnh viện Pháp Việt

Tài chính -  2 năm

Việc bán cổ phần bệnh viện Pháp Việt có thể giúp chủ sở hữu thu về số tiền 300 - 400 triệu USD và Tập đoàn Thomson Medical của Singapore có thể trở thành người mua tiềm năng.

Teky nhận vốn 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore

Teky nhận vốn 5 triệu USD từ quỹ đầu tư Singapore

Khởi nghiệp -  2 năm

Startup Teky hiện điều hành 16 học viện STEAM tại 5 thành phố trên khắp Việt Nam và đã hợp tác với hơn 45 trường học trên cả nước để cung cấp các khóa học STEAM cho hơn 25.000 trẻ em.

Thủ tướng kêu gọi nhà đầu tư Singapore rót vốn vào kinh tế xanh và số của Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi nhà đầu tư Singapore rót vốn vào kinh tế xanh và số của Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp, quỹ lớn của Singapore đầu tư vào các lĩnh vực mới của Việt Nam như kinh tế xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo.

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ đối tác kinh tế số và kinh tế xanh

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ đối tác kinh tế số và kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 năm

Thời gian tới, Việt Nam và Singapore dự kiến sẽ đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm quản lý, các sáng kiến, nền tảng trong lĩnh vực chuyển đổi số trên 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Leader talk -  2 ngày

Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động

Leader talk -  2 ngày

“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  3 ngày

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ

Leader talk -  5 ngày

Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt

Leader talk -  6 ngày

Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  47 phút

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  58 phút

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  6 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  8 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  13 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Đọc nhiều