Tiêu điểm
Doanh nghiệp Singapore ngày càng quan tâm thị trường Việt Nam
Các doanh nghiệp của đảo quốc sư tử Singapore ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam
Ông Kho Choon Keng, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp và thương mại Hoa Sing (SCCCI) nhận xét môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng đang rất thuận lợi.
Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Singapore. Nhiều công ty Singapore đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sản xuất, bất động sản, giáo dục, du lịch, tài chính và nông nghiệp.
Đối với hạ tầng, tại chương trình giới thiệu môi trường đầu tư - kinh doanh và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam - Singapore mới đây, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) TP.HCM đã giới thiệu các dự án sắp triển khai và nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư đến từ đảo quốc sư tử.
Đặc biệt trong đó là các dự án hạ tầng như: tuyến đường sắt đô thị metro 3A giai đoạn 1 Bến Thành - Khu Y tế kỹ thuật cao (hơn 42.400 tỷ đồng), tuyến metro 3A giai đoạn 2 Bến xe miền Tây - Tân Kiên (hơn 21.100 tỷ đồng), tuyến metro 3B Ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước (hơn 41.100 tỷ đồng).
Đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (vốn đầu tư khoảng 15.900 tỷ đồng), cầu Cần Giờ (gần 10.000 tỷ đồng), đường Vành đai 4 (gần 19.200 tỷ đồng).
Báo cáo “The Wealth Report 2023” của Knight Frank thì Việt Nam cũng là một trong năm điểm đến hàng đầu được giới siêu giàu Singapore lựa chọn để đầu tư bất động sản.
Bên cạnh việc đánh giá cao tiềm năng của các đô thị, vùng ven biển và nông thôn Việt Nam, nhà đầu tư bất động sản Singapore còn so sánh TP.HCM với các đô thị lớn trên thế giới.
Theo đó, TP.HCM đứng thứ ba trong số những thành phố có căn hộ hạng sang sở hữu mức giá phải chăng nhất, xếp sau Sao Paulo (Brazil) và Cape Town (Nam Phi). Điều này khiến thành phố của Việt Nam trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản trong khu vực.
“Năm 2022 chúng tôi nhận thấy sự quan tâm cao độ từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường bất động sản thương mại tại Việt Nam. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2023, tuy vậy định giá bất động sản trong nước cũng sẽ chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ khắp châu Á”, ông Alex Crane, Giám đốc điều hành Knight Frank Việt Nam cho biết.
Tính đến tháng 1/2023, Singapore là quốc gia đứng thứ hai trong số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 72 tỷ USD. Riêng TP HCM, Singapore là quốc gia có tổng vốn đầu tư FDI lớn nhất với 1.677 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD.
Thủ tướng kêu gọi nhà đầu tư Singapore rót vốn vào kinh tế xanh và số của Việt Nam
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?