Khởi nghiệp
Khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe và giao hàng tỏa sáng giữa Covid-19
Trong khi dịch Covid-19 đánh gục hàng loạt doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng như giao hàng lại thu hút hàng chục triệu USD đầu tư vì tiềm năng phát triển.
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) tại Đông Nam Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dịch vụ hậu cần (logistic), giao hàng, lại huy động thêm hàng triệu USD để mở rộng quy mô, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với những cơ hội đầy triển vọng trong khu vực.
Đầu tháng trước, startup cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe qua ứng dụng di động Doctor Anywhere công bố huy động thành công 27 triệu USD trong vòng đầu tư mạo hiểm từ các quỹ đầu tư lớn, gồm Square Peg - Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Úc, EDBI - cánh tay phải về lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp của Hội đồng phát triển kinh tế thuộc Chính phủ Singapore và IHH - công ty vận hành bệnh viện lớn nhất châu Á.
Nhà sáng lập, CEO của Doctor Anywhere, Lim Wai Mun chia sẻ với Nikkei cho biết, kể từ khi bắt đầu đợt bùng phát, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến với doanh nghiệp này, bày tỏ sự quan tâm và lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận về khoản đầu tư có thể trong tương lai.
Vị này cũng thông tin thêm rằng, Doctor Anywhere đã có sự tăng trưởng 2 - 3 lần kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu. Sự lan rộng của đại dịch này đã thúc đẩy nhu cầu telehealth – cung cấp, phân phối thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe thông qua công nghệ thông tin và viễn thông điện tử, xem telehealth là một công cụ hữu ích cũng như phương tiện bổ sung cho việc giải quyết các vấn đề cho lực lượng lao động, chăm sóc dân số và chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.
Nền tảng này đã thu hút nhiều sự chú ý kể từ khi Covid-19 lan rộng. Telehealth đã được áp dụng tại các trạm kiểm soát của Singapore nhằm kiểm tra tại chỗ tình hình sức khỏe của hành khách thông qua dịch vụ truyền hình. Telehealth cũng cung cấp dịch vụ y tế cho các cá nhân cách ly tại nhà.
Trong vòng 2 – 3 năm qua, các ứng dụng telehealth trở thành lĩnh vực đầy triển vọng tại Đông Nam Á do sự khan hiếm về số lượng bác sĩ và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển – những người có ý thức cao hơn đối với sức khỏe cá nhân.
Ngoài ra, tại Việt Nam, nhà bán lẻ dược phẩm lớn nhất Pharmacity đầu tháng 2 công bố gọi vốn thành công 31,8 triệu USD, khoản đầu tiên trong vòng Series C. Malaysia cũng chứng kiến thương vụ gọi vốn thành công 18 triệu USD của startup giao thực phẩm Dahmakan.
Giao hàng thực phẩm cũng là một ngành kinh doanh bùng nổ tại Đông Nam Á trong thời kì Covid-19 lan rộng khi nhiều người phải làm việc, sinh hoạt tại nhà do các lệnh phong tỏa. Tổng số vốn huy động được từ các startup liên quan đến dịch vụ hậu cần từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, đạt 56 triệu USD.
Tương tự, các doanh nghiệp liên quan đến logistics cũng sẽ gia tăng nhờ sự nổi lên của nhu cầu đối với thương mại điện tử và hệ thống phân phối đường dài truyền thống còn thiếu. Nikkei nhấn mạnh sự bùng phát của đại dịch của qua càng nhấn mạnh thêm những sự dịch chuyển này.
Sau vụ bê bối của WeWork ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, việc gọi vốn tại khu vực Đông Nam Á đã chậm lại vào cuối năm ngoái. Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 cùng các biện pháp y tế, kinh tế cũng tác động không nhỏ đến tình hình gọi vốn khi một số nhà đầu tư tạm dừng đổ tiền vào đơn vị mới và chủ yếu tập trung vào các danh mục đầu tư có sẵn.
Theo dữ liệu từ Crunchbase của Mỹ, các startup tại khu vực Đông Nam Á đã huy động được 26,5 tỷ USD trong quý đầu năm nay, giảm 10% so với cùng kì năm ngoái. Số thương vụ được công bố trong 3 tháng đầu năm giảm tới 40%, xuống còn mức 144 thương vụ.
Các hoạt động gọi vốn nhìn chung sẽ chậm lại trong quý II do có ít hơn sự kiện, gặp gỡ giữa các nhà đầu tư và startup.
Trao đổi với Nikkei, Martin Tang, nhà đồng sáng lập của quỹ Genesis Alternative Ventures, đánh giá tác động của dịch bệnh sẽ đến vào quý II khi có các lệnh hạn chế toàn cầu về du lịch và những thương vụ sẽ ít khả năng thành công hơn khi thiếu những cuộc gặp mặt trực tiếp. Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng đang dành phần dự trữ cho các doanh nghiệp nằm trong danh mục đầu tư hiện tại.
Nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư có giá trị tốt, đặc biệt trong những lính vực có khả năng chống chịu với Covid-19 như telehealth hay các phần mềm làm việc từ xa. Triển vọng trong những tháng còn lại phụ thuộc vào thời hạn giãn cách xã hội của mỗi quốc gia
Ngay cả khi lệnh hạn chế đi lại được dỡ bỏ, các nhà đầu tư cũng sẽ trở nên thận trọng hơn, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư.
Ngành game ăn nên làm ra trong dịch Covid-19
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.