Các tỉnh thành điều chỉnh chính sách phòng chống Covid-19
Trong khi nhiều tỉnh thành vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, một số địa phương có sự điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ hôm nay.
Thủ tướng yêu cầu 28 tỉnh thành thuộc có nguy cơ cao và có nguy cơ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ít nhất tới 22/4.
Theo văn bản kết luận cuộc họp ngày 15/4, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp.
Cụ thể, nhóm nguy cơ cao có 12 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh. Các địa phương này cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg đến ngày 22/4 hoặc 30/4 và có thể xem xét kéo dài tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.
16 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ, gồm Hải Phòng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hà Giang, thực hiện Chỉ thị 16 đến hết ngày 22/4 và sẽ có điều chỉnh sau đó tùy diễn biến dịch bệnh.
Chỉ thị 16 được Thủ tướng ban hành ngày 31/3/2020 yêu cầu mọi người dân ở tại nhà từ 1-15/4, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác.
Đối với nhóm có nguy có thấp gồm 35 tỉnh thành còn lại, Thủ tướng yêu cầu thực hiện theo Chỉ thị 15.
Chỉ thị 15 được Thủ tướng ký ban hành ngày 27/3/2020 yêu cầu các tỉnh thành tạm đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ những cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Các tỉnh thành cũng dừng hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; dừng tất cả các hoạt động thể thao, giải trí nơi công cộng.
Tuy nhiên, theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp ngày hôm qua, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố được quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, có thể áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo quy mô cấp xã hoặc cấp huyện.
Đồng thời, lãnh đạo địa phương cũng được quyết định các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội áp dụng tại địa phương phù hợp với các nhóm nguy cơ theo các cấp độ gồm yêu cầu, hạn chế, khuyến cáo đối với các hoạt động: ra khỏi nhà, mở cửa hàng không thiết yếu, vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng, tập trung đông người.
Các tỉnh chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ tại các dự án, công trường, cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh nếu cơ sở không đảm bảo việc phòng chống dịch; tập trung xử lý triệt để các ổ dịch đã phát hiện.
Sau cuộc họp, các tỉnh thành cũng đã có những điều chỉnh chính sách phòng chống dịch Covid-19. Như Hải Phòng chỉ duy trì các chốt kiểm soát ở cửa ngõ thành phố, cho phép một nửa số xe taxi mỗi hãng trở lại hoạt động. Đà Nẵng cũng cho phép cơ sở kinh doanh ăn uống hoạt động, nhưng chỉ cho phép bán mang về, không phục vụ tại chỗ.
Ngoài ra, Thủ tướng không nới lỏng chính sách hạn chế nhập cảnh đến ngày 30/4/2020, yêu cầu kiểm soát chặt người nhập cảnh, tạm dừng cấp visa nhập cảnh với người nước ngoài cả đường bộ, đường không, đường thuỷ, trừ một số trường hợp.
Bộ Giao thông vận tải được giao tiếp tục chỉ đạo hạn chế các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam, hạn chế chuyến bay nội địa.
Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tăng cường các hoạt động họp trực tuyến, học trực tuyến, thanh toán trực tuyến; khuyến khích cán bộ làm việc tại nhà.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 được giao hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng 63 đội phản ứng nhanh trước đại dịch ở 63 tỉnh, thành.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều ngày 16/4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 171 ca đã khỏi bệnh và 97 ca đang được điều trị.
Trong khi nhiều tỉnh thành vẫn yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng, một số địa phương có sự điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ hôm nay.
Trong cuộc họp sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (Covid-19) đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" để phòng, chống dịch bệnh.
Theo ghi nhận ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc cách ly là cần thiết để đảm bảo an toàn, nhưng chỉ nên thực hiện cách ly những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao thay vì cách ly toàn quốc để tránh những hệ luỵ không đáng có.
Chính phủ và cả nước đang đối mặt với bài toán rất khó: Tiếp tục giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc hay nới lỏng để mở cửa kinh tế trở lại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.