Phát triển bền vững

Không phải đợi ‘nhà giàu’ mới giữ ‘nhà sạch’

Phạm Sơn Thứ bảy, 11/12/2021 - 15:39

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, một quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình hoàn toàn có thể giữ môi trường được sạch, nền kinh tế tăng trưởng xanh nếu có chính sách và thực thi chính sách tốt.

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh phát biểu tại Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông báo chí về quản lý rác thải nhựa.

Với Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến có hiệu lực năm 2022, Việt Nam là quốc gia đi đầu ở khu vực Đông Nam Á về việc triển khai kinh tế tuần hoàn, thông qua công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).

Tại châu Á, trước Việt Nam mới chỉ có 3 nền kinh tế triển khai mạnh mẽ các chính sách hướng tới kinh tế tuần hoàn, đều là những nền kinh tế mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần phải đi từ từ, bởi với nền kinh tế có mức thu nhập trung bình như hiện tại, việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn, quản lý hiệu quả rác thải và hướng tới trung hòa carbon có lẽ là những mục tiêu quá tham vọng. Đến khi nền kinh tế đạt được mức thu nhập bình quân hàng chục nghìn USD như Nhật Bản, Hàn Quốc, mục tiêu này mới có thể khả thi.

Bình luận về quan điểm này, theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, Việt Nam không cần phải đợi đến khi giàu mới có thể giữ cho môi trường sạch đẹp, trong lành.

Nếu làm tốt từ chính sách cho tới vận dụng hài hòa công cụ giáo dục, truyền thông, huy động sự tham gia đóng góp từ phía Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ được vận dụng một cách thông suốt, giúp Việt Nam giải quyết bài toán nan giải về ô nhiễm môi trường.

2 nút thắt cho ngành nhựa

Ô nhiễm rác thải nhựa, hay ô nhiễm trắng là vấn nạn lớn đối với môi trường trên thế giới. Đại dịch Covid-19 kéo theo nhu cầu sử dụng nhựa dùng một lần tăng lên, cũng góp phần làm trầm trọng hơn vấn đề này.

Ông Vượng ước tính, Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn nhựa và bao bì nhựa. Nếu tái chế được khoảng 3 triệu tấn sẽ tiết kiệm tới 4 tỷ USD chi phí nguyên vật liệu, tương đương với kim ngạch xuất khẩu gạo hàng năm.

Tuy nhiên, để tái chế được rác thải nhựa, Việt Nam cần tháo gỡ nhiều nút thắt, không phải chỉ cơ chế EPR có thể giải quyết được. Trong đó, 2 nút thắt lớn nhất là chất lượng sản phẩm nhựa và thiết kế sinh thái.

Ở nước ngoài có quy định tem mác chỉ chiếm bao nhiêu phần trăm, rồi quy định làm tem mác bằng giấy, dán bằng keo tan trong nước... Còn ở Việt Nam không có quy định, doanh nghiệp cứ thích thế nào thì làm, gây khó khăn lớn cho tái chế nhựa!

Ông Hoàng Đức Vượng

Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh

Chất lượng sản phẩm nhựa gắn liền với khả năng tiêu dùng bền vững. Ông Vượng lập luận, nếu sản phẩm nhựa có chất lượng cao, đảm bảo các quy định về độ kéo giãn, uốn cong, khả năng chịu nhiệt, chịu tia cực tím, tỷ lệ chất phụ gia… sẽ rất bền, được sử dụng lâu dài, thay vì nhanh chóng hỏng hóc rồi bị thải bỏ.

Chất lượng nhựa tốt cũng giúp việc tái chế đạt hiệu quả cao, tạo giá trị bền vững cho ngành công nghiệp tái chế, từ đó tạo ra năng lực cạnh tranh, giúp phát triển thị trường nguyên vật liệu thứ cấp.

“Nếu chất lượng nhựa không cao, người tiêu dùng không hiểu được đâu là nhựa tốt, những doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cũng khó làm vì sợ đội chi phí, kém cạnh tranh”, đại diện ngành tái chế nhận định.

Về thiết kế sinh thái, để hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm cần phải được thiết kế thuận lợi cho hoạt động thu gom, tái chế. Có như vậy, hoạt động tái chế mới đảm bảo chi phí thấp, lại không gây hại đến môi trường.

Thiết kế sinh thái bao gồm việc quy định chi tiết cho nhãn tem, mác gắn trên hàng hóa, thiết kế các bộ phận trên bao bì, sản phẩm đồng nhất với nhau về chất liệu, tránh sử dụng những chất liệu khó tái chế, khó phân tách, in biểu tượng phân loại nhựa rõ ràng, chi tiết trên mỗi sản phẩm.

Những quy định về thiết kế sinh thái được áp dụng nhiều tại các quốc gia đang phát triển nhưng lại chưa xuất hiện ở Việt Nam. Hệ quả, doanh nghiệp cố tình gắn tem mác to nhất có thể để quảng cáo sản phẩm, sử dụng mực in làm hỏng nhựa…

Đây chính là nguyên nhân khiến khu vực phi chính thức, với quy trình thủ công mới có thể đáp ứng được việc xử lý rác thải nhựa trong nước. Một số doanh nghiệp đầu tư bài bản về quy trình, công nghệ tái chế chỉ có thể sử dụng nhựa nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo có lợi nhuận.

Mắt xích người tiêu dùng trong kinh tế tuần hoàn

Không phải đợi ‘nhà giàu’ mới giữ ‘nhà sạch’ 1
Các mốc mục tiêu của PRO Việt Nam.

Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với 19 thành viên là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực FMCG, đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tái chế 100% bao bì được sử dụng.

PRO Việt Nam đặt nhiệm vụ giáo dục, truyền thông thay đổi nhận thức và cách ứng xử với rác thải bao bì của người tiêu dùng là mắt xích tiên quyết cho mục tiêu to lớn kể trên.

Nói về vai trò của người tiêu dùng, ông Vượng cho biết, vấn đề tiêu dùng bền vững là rất quan trọng, bởi sản phẩm là cầu nối giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp và người tiêu dùng là nơi quyết định chính cho việc rác thải sẽ đi về đâu, sẽ được phân loại như thế nào.

Để đảm bảo mắt xích này đóng góp tốt cho kinh tế tuần hoàn, cần phải làm tốt ở khâu tuyên truyền giáo dục. Lý do là vì thực tế ở Việt Nam, người tiêu dùng hầu như không hề có thói quen phân loại và xử lý sơ rác thải trước khi vứt bỏ.

Ở một số quốc gia trên thế giới, trước khi vứt rác vào các thùng rác phân loại, người dân còn duy trì thói quen rửa sạch những vỏ hộp, vỏ chai đựng thực phẩm. Một hành động có vẻ “dở hơi” đối với người Việt Nam nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác tái chế.

Những thực phẩm còn tồn đọng lại trong bao bì, qua thời gian phân hủy sẽ bốc lên mùi rất khó chịu, dù rửa sạch đi rồi vẫn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nhựa tái chế. Quá trình thu gom, tái chế cũng từ đó phát sinh ra ô nhiễm.

“Nếu giáo dục từ sớm, có thể là được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa những kiến thức, kỹ năng ứng xử với rác thải vào chương trình học, các em học sinh được hiểu và thực hành tốt, sẽ là cầu nối để người thân của các em là cha mẹ, anh chị, ông bà cùng thực hành phân loại và xử lý sơ rác thải”, ông Vượng cho biết.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  2 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  3 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  5 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  20 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  20 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.