Không quá kỳ vọng đến tác động của CPTPP và EVFTA

Quỳnh Chi Thứ sáu, 22/11/2019 - 08:34

Theo đại diện Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, việc tạo thêm thương mại nhờ các hiệp định thương mại tự do sẽ không quá nhiều như những con số từ trước đến nay vẫn được nhắc đến.

Điều quan trọng nhất ở thị trường EU không chỉ nằm ở kim ngạch xuất khẩu hay giá trị đầu tư mà chính là ở chất lượng của dòng chảy này. Ảnh: iStock/Getty Images

Một trong những thành công của Việt Nam về hội nhập trong thời gian qua là ký được các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới chất lượng cao mà Việt Nam chủ động tham gia.

TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) nhận định, quá trình hội nhập đóng góp vào tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian dài và duy trì đến nay. Đã có một số thay đổi tích cực về xuất khẩu, nhập khẩu với các đối tác quan trọng hàng đầu là Liên minh châu Âu (EU), ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, ông Thắng đánh giá, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2012 đến nay nhìn chung không có gì thay đổi. Nếu nói mục tiêu ký FTA là đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu để tránh rủi ro khi tập trung vào một vài thị trường thì các FTA đang không giúp Việt Nam làm điều đó.

Việc cho rằng FTA mang lại những thay đổi tích cực về tốc độ tăng trưởng thương mại, theo ông Thắng, cũng là một nhận định chưa đầy đủ. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu của ngành da dày và dệt may tăng thêm nhưng trong đó một phần lớn là do chuyển hướng thị trường. Cụ thể, thay vì xuất khẩu sang các thị trường có quy mô nhỏ thì tập trung xuất khẩu sang EU.

“Với các hiệp định như EVFTA và CPTPP thì tác động chuyển hướng tương đối cao. Cho nên, việc tạo thêm thương mại sẽ không quá nhiều như những con số chúng ta thường nghe”, ông Thắng khẳng định.

Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các nước trong ASEAN đều ký rất nhiều hiệp định FTA khiến cho tác động của FTA đến một nước cụ thể dần bị trung hoà. Nếu thuế suất giảm giữa hai bên thì còn có tác động mạnh nhưng “nếu ai cũng giảm thì không có tác động gì nữa”. Do đó, ông Thắng cho rằng không quá kỳ vọng về tác động của FTA.

Đại diện NCIF cũng nhìn nhận, không chỉ điều chỉnh câu chuyện trao đổi thương mại mà còn liên quan đến việc sản xuất hàng hoá để trao đổi như thế nào. Như vậy sẽ tác động mạnh đến nền tảng sản xuất của các quốc gia.

Thuế quan sẽ giảm xuống gần 0% vào 2030, chi phí thương mại giảm đi nhiều, các chi phí phi thuế quan cũng được cắt giảm tương đối. Trong CPTPP (không có Mỹ), các đối tác chính là Nhật, Malaysia và Singapore đều đã có hiệp định thương mại hoặc song phương hoặc đa phương với Việt Nam; do đó tác động của CPTPP sẽ không còn lớn. Sự kỳ vọng giờ đây sẽ được chuyển sang các thị trường mới.

Lợi ích ít như vậy tại sao vẫn tham gia?

Theo ông Thắng, nếu không tham gia các hiệp định như CPTPP thì không những không đạt được lợi ích mà có thể gây thiệt hại đến tăng trưởng.

Không quá kỳ vọng đến tác động của CPTPP và EVFTA
TS Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF). Ảnh: Lan Hạ

Thứ hai là vẫn có những tác động tới đầu tư mặc dù hiện nay vẫn chưa có mô hình cụ thể để đánh giá. Tuy nhiên, ông Thắng cho biết có hai góc độ tác động: kỳ vọng về xuất khẩu khi có thể mở cửa tiếp cận các thị trường và đối tác để thu hút đầu tư; cải thiện tỷ lệ xuất xứ để được ưu đãi thuế quan. Với góc độ thứ hai, sẽ có nhiều doanh nghiệp FDI nhảy vào các ngành thượng nguồn để tận dụng lợi thế của FTA.

FDI của Trung Quốc và Việt Nam thời gian vừa rồi thay đổi từ bất động sản và các ngành khác sang ngành thượng nguồn do các FTA ảnh hưởng đến tỷ lệ xuất xứ, nhờ đó cải thiện được bức tranh về xuất khẩu.

Có thể thấy, do tăng trưởng các ngành nên có thể tạo ra việc làm và những ngành tận dụng lao động như dệt may, da dày vẫn còn lợi thế. Chi phí nhân công của Việt Nam tương đối thấp cũng là một lợi thế, tuy nhiên sẽ nhanh chóng thay đổi do tốc độ tăng lương của Việt Nam tương đối cao.

Mặc dù con số đăng ký FDI chín tháng đầu năm chưa nói lên xu hướng tác động của CPTPP nhưng cũng cho thấy một số thông tin thú vị là tổng tỷ trọng của khu vực CPTPP đầu tư vào Việt Nam đang giảm trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nghĩa là đang diễn ra câu chuyện dịch chuyển dòng đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; cụ thể, đầu tư vào Việt Nam đang tăng dần trong tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia này. Đầu tư của các nước trước đây nhỏ thì nay đang tăng nhanh như Úc, Brunei, New Zealand. Dù vậy, ông Thắng cho rằng phải sau ba năm mới có thể đánh giá được tác động của FTA đến FDI.

Với EVFTA thì sẽ liên quan đến kỳ vọng bổ sung lẫn nhau giữa hai thị trường. Nếu không tính đến các sản phẩm điện thoại và linh kiện, điện tử thì Việt Nam chủ yếu xuất sang EU các sản phẩm thô, chỉ là mang tính tài nguyên, thâm dụng lao động.

Ông Thắng nhìn nhận, một FTA thông thường sẽ tác động đến nền kinh tế của một quốc gia ở bốn mảng. 

Thứ nhất, chi phí thương mại giảm xuống do thuế quan giảm xuống, dẫn đến tăng trưởng thương mại xuất nhập khẩu giữa các bên tham gia ký kết mặc dù điều này cũng có thể do chuyển hướng thương mại.

Thứ hai là tác động về đầu tư. Mặc dù không đánh giá được theo định lượng nhưng đây cũng là một tác động không thể bỏ qua vì nhà đầu tư nhìn FTA như cơ hội cho cả tăng trưởng và thị trường. Mặc dù thương mại và đầu tư tác động ngược nhau nhưng với bản chất sản xuất hiện nay, ông Thắng cho rằng FTA về thương mại có thể kéo theo tăng trưởng về đầu tư.

Thứ ba là câu chuyện công nghệ. Nhiều người kỳ vọng FTA mang lại sức ép đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước cũng như cơ hội chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, một điểm tiêu cực là việc bắt chước công nghệ sẽ trở nên rất hạn chế, không dễ dàng. 

Thứ tư, các FTA sẽ có tác động đến việc đổi mới thể chế về năng lực cạnh tranh, môi trường, lao động…Tác động về thể chế cũng được kỳ vọng mang lại tăng trưởng về kinh tế cho các bên.

Hiện nay , Việt Nam đã ký kết nhiều FTA và EVFTA được kỳ vọng sẽ có hiệu lực từ giữa năm sau. Trong giai đoạn tới, câu chuyện Việt Nam cần tập trung, theo ông Thắng, là không phải đi tìm và ký thêm FTA với các thị trường mới mà là tận dụng các thị trường hiện có như thế nào. Đặc biệt là cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, cải thiện tỷ lệ xuất xứ thông qua nâng cao năng lực các doanh nghiệp phụ trợ. Đây là một thách thức lớn. 

Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm tới

Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%/năm.
Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm tới

Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%/năm.
Những thay đổi mới về thuế quan, pháp lý và thương mại ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt

Những thay đổi mới về thuế quan, pháp lý và thương mại ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt

Tiêu điểm -  4 năm

“Số lượng vụ kiện phòng vệ thương mại năm qua tăng rất nhiều, chừng 150 vụ. Khi chúng ta ký nhiều hiệp định tự do thương mại như vậy, cộng với ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung, các CFO phải tìm hiểu kỹ để làm ăn ở thị trường mới và cả trong nước".

Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Việt Nam thuộc nhóm lạc quan nhất về thương mại quốc tế

Tiêu điểm -  4 năm

Quan điểm trong trung hạn tại Việt Nam rất tươi sáng với 100% công ty được HSBC khảo sát kỳ vọng doanh số bán sẽ tăng trong vòng 5 năm tới.

Gió đổi chiều tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Gió đổi chiều tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Tiêu điểm -  4 năm

Thương mại điện tử Việt Nam Quý 3 chứng kiến một loạt thay đổi ngoạn mục, trong đó nổi bật là Sendo tăng trưởng thần tốc và leo lên vị trí thứ hai toàn quốc về lượng truy cập website.

Giới siêu giàu gặp khó vì chiến tranh thương mại

Giới siêu giàu gặp khó vì chiến tranh thương mại

Quốc tế -  4 năm

Chiến tranh thương mại không chỉ phủ bóng lên việc xuất nhập khẩu của các quốc gia mà còn là một trong những nguyên nhân khiến giới siêu giàu "bớt giàu".

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".