Tài chính
Kiến nghị xử lý 13 nhân viên BIDV trong vụ án FLC
Dù các cá nhân đứng tên không trực tiếp đến ngân hàng, các giao dịch viên, kiểm soát viên của ngân hàng BIDV, chi nhánh Thanh Xuân vẫn đồng ý thực hiện các giao dịch nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền theo chứng từ đã được ký sẵn .

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) mới đây đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Trong đó, kết luận điều tra bổ sung cũng nhắc đến 13 kiểm soát viên và giao dịch viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo cơ quan điều tra, có đủ căn cứ xác định, từ năm 2014- 2016, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế nhờ các cá nhân là lãnh đạo, nhân viên các công ty thuộc hệ thống FLC và là người thân đứng tên cổ đông góp vốn, ký sẵn các chứng từ để bà Huế dùng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền, tạo dòng tiền qua tài khoản, hợp thức việc góp khống vốn điều lệ vào Công ty Xây dựng Faros.
Hầu hết các cá nhân đều không trực tiếp đến ngân hàng để làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền, nhưng các giao dịch viên, kiểm soát viên của ngân hàng BIDV, chi nhánh Thanh Xuân vẫn đồng ý thực hiện các giao dịch nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền theo chứng từ đã được ký sẵn để bà Huế hợp thức tạo dòng tiền góp vốn khống.
Cơ quan điều tra cho rằng, việc này vi phạm khoản 2, Điều 12 Quy định số 6440/QĐ-NHBL của Ngân hàng BIDV. Nhưng khi thực hiện, các giao dịch trong tài khoản của các cá nhân có đủ số tiền để thực hiện giao dịch, chứng từ đầy đủ về hình thức, nội dung, đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản theo quy định.
Theo cơ quan điều tra, các giao dịch viên không biết mục đích của việc nộp tiền, rút tiền, chuyển tiền để nhằm mục đích nâng khống vốn, niêm yết, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Hơn nữa họ cũng không được hưởng lợi ích gì từ hành vi của mình mà chỉ được hưởng lương hàng tháng.
Do đó, không có căn cứ xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với 13 giao dịch viên, kiểm soát viên nói trên. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng cần kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xử lý nghiêm các sai phạm nêu trên.
Theo kết luận điều tra, tháng 8/2012 ông Quyết chỉ đạo cấp dưới mua lại một công ty giải trí với giá 1,5 tỷ đồng. Từ năm 20212 đến tháng 4/2014, công ty gần như không có hoạt động, vốn vẫn là 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn từ tháng 4/2014 đến năm 2016 công ty làm tổng thầu thi công các dự án của tập đoàn FLC, nguồn vốn hoạt động là tiền ứng trước từ tập đoàn FLC.
Sau khi đổi tên công ty, Chủ tịch FLC chỉ đạo em gái cùng một số người khác lập, ký khống hồ sơ vốn góp để bắt đầu chiến dịch nâng khống vốn điều lệ cho Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Công ty Faros sau đó niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS của trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, ông Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu được hình thành từ vốn góp khống thu về hơn 4.818 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Sai phạm của cựu chủ tịch FLC cùng hàng chục người khác là lãnh đạo, nhân viên của FLC và công ty ty liên quan bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên theo bản kết luận điều tra, ông Quyết và nhiều đồng phạm phủ nhận cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, ông Quyết và nhiều người khác còn bị C01 truy tố về tội thao túng chứng khoán. Đồng thời 7 người khác trong đó có các cựu lãnh đạo của HOSE bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
FLC không thể gia hạn gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.