Tiêu điểm
Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch
Thị trường khách sạn ở Việt Nam phục hồi chậm hơn các nước Đông Nam Á.
Trong khi hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đã gần như khôi phục về mức trước đại dịch, hơn 85% thị trường ghi nhận chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có cao hơn mức năm 2019, thì tại Việt Nam, ngành du lịch vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Công ty tư vấn Savills Hotels cho biết chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có của du lịch Việt Nam đang thấp hơn 20% so với mức của năm 2019. Công suất khai thác cho thuê phòng thấp cho thấy tốc độ khôi phục chậm chạp của ngành du lịch.
Hoạt động kinh doanh phòng có sự chênh lệch rất lớn giữa các đô thị và điểm đến du lịch biển. Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, tại TP. HCM và Hà Nội, giá bán phòng trung bình đã gần đạt mức trước đại dịch. TP. HCM cũng ghi nhận là điểm đến có tốc độ khôi phục công suất phòng nhanh hơn các điểm đến khác.
Tuy nhiên, đối với thị trường nghỉ dưỡng ven biển, tốc độ khôi phục chậm hơn tại các đô thị.
Trong đó, Đà Nẵng hiện đang dẫn đầu về tốc độ khôi phục nhờ thị trường khách Hàn Quốc cũng như việc cải thiện tần suất các chuyến bay quốc tế.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đà Nẵng đón nhận khoảng 25 chuyến bay từ các thành phố lớn của Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng số chuyến bay quốc tế đến thành phố biển này.
Trong khi đó, thị trường Nha Trang – Cam Ranh vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc nhiều vào nguồn khách Trung Quốc.
Đưa ra giải pháp phục hồi du lịch trong năm 2024, chuyên gia của Savills Hotels cho rằng, việc khơi thông dòng khách quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc là hết sức quan trọng.
Trung Quốc là thị trường khách quốc tế quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á khi khu vực này đón tiếp khoảng 32 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2019.
Hiện nay, mặc dù lượt khách Trung Quốc chưa quay về mức trước dịch nhưng thị trường đang ghi nhận nhiều tín hiệu cải thiện tích cực từ nguồn khách này.
Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng được đánh giá là một tệp khách nhiều tiềm năng cho khu vực trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho Việt Nam nếu nắm bắt các nguồn khách này.
Để làm được điều đó, ông Mauro cho rằng, Chính phủ, các cơ quan quản lý cần cải thiện thủ tục xuất nhập cảnh, nới lỏng thị thực, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Dẫn chứng tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng nhờ vào sự tăng trưởng mạnh các hoạt động du lịch quốc tế. Quốc đảo này thậm chí ghi nhận mức giá phòng vượt mức trước đại dịch.
Thái Lan cũng là quốc gia đang cho thấy những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động du lịch quốc tế mạnh mẽ. Cả Singapore và Thái Lan đều đang chú trọng đầu tư hạ tầng, cải thiện quy trình thủ tục xuất nhập cảnh, nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hai quốc gia này đều có các chiến lược quảng bá, xúc tiến hình ảnh điểm đến hiệu quả, thu hút thị trường khách quốc tế.
Một trong số đó là chiến lược đồng hành cùng các nghệ sĩ quốc tế, ví dụ như chương trình biểu diễn nghệ thuật của Taylor Swift và Bruno Mars đã giúp thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Trong bối cảnh chung của khu vực, Việt Nam vẫn cần có những kế hoạch hành động để gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.
Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, nguồn khách nội địa là một trong những động lực chính, hỗ trợ quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng. Đây được xem là nguồn khách có khả năng khôi phục nhanh hơn, cũng như ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động trên thế giới.
Thị trường khách quốc tế với mức chi tiêu cao hơn, đem đến nguồn doanh thu tốt hơn cho hệ sinh thái du lịch trong nước, nhưng đồng thời thị trường này cũng chịu nhiều biến động hơn do các yếu tố địa chính trị.
Chính vì vậy, ông Mauro nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì, thu hút cả nguồn cầu nội địa và quốc tế, cũng như việc cần thiết đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của từng tệp khách, đặc biệt là sau giai đoạn đại dịch.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực trở lai, song thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể hồi phục nhanh chóng.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang đối diện với hàng loạt thách thức nan giải trên mọi mặt, từ thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng, mở bán dự án đến quản lý vận hành.
Loay hoay tìm đất nghỉ dưỡng trong rừng
Thách thức trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng làm khu du lịch buộc doanh nghiệp quay lại hướng thuê môi trường rừng nhưng vẫn phải chờ đợi sửa đổi quy định pháp luật.
Bất động sản nghỉ dưỡng chìm trong khó khăn
Niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Hệ sinh thái xanh và sân chơi mới cho startup
Hệ sinh thái bổ trợ thực hành phát triển bền vững mở ra cơ hội cho các dự án startup tham gia vào chuỗi cung ứng lớn.
Doanh nghiệp bất động sản phía Nam rục rịch ra hàng
Các doanh nghiệp bất động sản phía Nam đang đẩy nhanh tiến độ pháp lý dự án để chuẩn bị ra hàng ngay trong những ngày đầu năm 2025.
One Mount đầu tư 200-500 triệu USD xây mạng Blockchain Layer 1
One Mount Group cam kết đầu tư 200-500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng Blockchain Layer 1 của Việt Nam.
Newtown Diamond tại Đà Nẵng thu hút nhà đầu tư mới
Với những lợi thế nổi bật đem lại tiềm năng gia tăng giá trị và khai thác kinh doanh, khu tổ hợp căn hộ cao cấp Newtown Diamond tại Đà Nẵng đang trở thành tâm điểm chú ý của nhóm khách đầu tư mới trong lĩnh vực địa ốc.
Thương mại Việt Nam - Nga: Cơ hội mới để nhân 3 trong 5 năm tới
Thương mại Việt Nam - Nga ngày càng khởi sắc, thuận lợi mới về thanh toán, vận tải... mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt tận dụng lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu.
Chuyển đổi xanh ở Việt Nam: Từ nhận thức đến hành động
Việt Nam đang có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hành động liên quan đến phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.
Loạt dự án điện tái tạo sai phạm: Tháo gỡ trước 20/1!
Bộ Công thương đề nghị UBND các tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết vướng mắc cho hàng trăm dự án điện tái tạo gặp sai phạm, hoàn thành trước 20/1.