Loay hoay tìm đất nghỉ dưỡng trong rừng

Phương Linh Thứ ba, 24/10/2023 - 11:30

Thách thức trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng làm khu du lịch buộc doanh nghiệp quay lại hướng thuê môi trường rừng nhưng vẫn phải chờ đợi sửa đổi quy định pháp luật.

Du khách ngày càng ưa thích du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng

Hai hướng đi cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng

Mặc dù luật đã cho phép phát triển các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng nhưng các doanh nghiệp và chính quyền địa phương thời gian vừa qua vẫn loay hoay trong thủ tục triển khai. 

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp nhắm đến các dự án du lịch, nghỉ dưỡng trong rừng kể từ khi Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua 5 năm trước, nhưng cho đến nay, rất ít dự án trở thành hiện thực, do doanh nghiệp chưa thể xây dựng được các công trình lưu trú và dịch vụ trong các dự án thuê môi trường rừng

Muốn xây dựng công trình lưu trú và dịch vụ trong rừng, doanh nghiệp phải xin phép xây dựng. Điều kiện để được cấp phép xây dựng là dự án phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành xây dựng, nhưng đất lâm nghiệp lại chưa phải loại đất được phép xây dựng.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án thuê môi trường rừng làm du lịch, nghỉ dưỡng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể trực tiếp đứng ra xin giấy phép xây dựng và cũng không có "sổ đỏ" để thế chấp ngân hàng trong trường hợp cần vay vốn. 

Những vướng mắc này đã buộc một số chủ đầu tư lựa chọn phương án khác là vừa thuê môi trường rừng, vừa chuyển đổi một phần đất rừng sang mục đích sử dụng khác để có thể được cấp phép xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng đồng bộ và đầy đủ tiện ích phục vụ khách du lịch, theo các quy định của Luật Đất đai và Luật Xây dựng. 

Đơn cử, dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy trong Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận đề xuất giữ nguyên hiện trạng rừng theo hợp đồng thuê môi trường rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng 12,9ha đất rừng để có thể xây dựng 100 căn biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình phụ trợ.

Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch Ban Mai tại Bình Định cũng mong muốn xây dựng 356 căn biệt thự, một khách sạn và khu căn hộ du lịch 20 tầng, và dự án này buộc phải chuyển đổi 0,67ha rừng phòng hộ sang mục đích khác.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang mục đích khác không dễ.

Theo quy định tại Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 83/2020/NĐ-CP, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 ha, rừng sản xuất trên 50ha và rừng phòng hộ trên 20ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

Để đủ điều kiện được Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang mục đích khác, dự án phải nằm trong năm nhóm dự án theo quy định của điều 1 Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điều 41a Nghị định 156.

Chiểu theo quy định này, các dự án du lịch sinh thái nằm trong nhóm 3 - các dự án cấp thiết cần phải chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên được Thủ tướng chấp thuận.

Để được phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, các dự án phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí như có đề xuất dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công; phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Doanh nghiệp lo khó có ‘đất’ để phát triển du lịch

Theo quy định của pháp luật, căn cứ vào Quyết định số 326/QĐ-TTg về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025, Chính phủ phân bổ các hạn mức quy hoạch đất.

Điều này dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất khác sẽ được quản lý chặt chẽ và việc chuyển đất rừng phòng hộ thành đất khác sẽ rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

Căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, việc chuyển đổi đất rừng đặc dụng, phòng hộ thành các loại đất khác không những cần phù hợp với quy hoạch sử dụng đất mà còn phải phù hợp quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

Một trong những tiêu chí khắt khe đối với chuyển đổi đất rừng là dự án phải được ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận bắt buộc phải thực hiện trên diện tích có rừng tự nhiên do không thể bố trí trên diện tích đất khác và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc đề xuất chủ trương và tổ chức thực hiện chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác trên địa bàn.

Ngoài ra, dự án phải không nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không chuyển rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang mục đích khác để triển khai các hoạt động khoáng sản. Và chủ đầu tư dự án phải có phương án trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Với những tiêu chí này, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng dưới tán rừng phải trải qua hàng loạt các thủ tục quan trọng, mất nhiều thời gian để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Việc Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ rừng và cam kết giảm phát thải khí carbon về 0 cũng dẫn đến việc rất khó chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác.

Bên cạnh đó, quan điểm của Chính phủ trong việc kinh doanh du lịch trong rừng không làm mất đi quyền sở hữu của nhà nước đối với rừng, không làm mất rừng cũng là yếu tố khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất khác gặp khó. 

Quay lại điểm xuất phát

Một chuyên gia am tường lĩnh vực này cho rằng hầu hết các dự án du lịch, nghỉ dưỡng trong rừng gần đây không còn lựa chọn phương án chuyển đổi một phần đất rừng sang mục đích khác để xây dựng các công trình lưu trú và dịch vụ, mà đi theo hướng thuê môi trường rừng.

Như tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, một doanh nghiệp đang xúc tiến dự án thuê 385 ha thuộc phân khu dịch vụ hành chính để phát triển dự án khu du lịch sinh thái Tam Đảo II - Bến Tắm - Thác 75.

Công ty CP Nam Tam Đảo cũng muốn thuê 68 ha đất trong vườn quốc gia này để xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng có tổng vốn đầu tư hơn 730 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để những dự án này trở thành hiện thực, cần sửa đổi Nghị định 156/2008/NĐ-CP để giải quyết những bất cập về thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án thuê môi trường rừng làm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.

Khu du lịch sinh thái Biển Xanh tại Bà Rịa Vũng Tàu cũng đang chờ đợi những sửa đổi này để có thể xây dựng các hạng mục công trình như nhà hàng, hồ bơi, khu nghỉ dưỡng trên diện tích hơn 20 ha trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

Đối với khu Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, hiện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và dự thảo để ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định.

Sau đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng xem xét quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng và dự án chỉ có thể triển khai các công tác xây dựng nếu được Thủ tướng chấp thuận cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Thuê rừng làm du lịch: Cửa mở vẫn khó vào

Thuê rừng làm du lịch: Cửa mở vẫn khó vào

Tiêu điểm -  10 tháng
Mặc dù Luật Lâm nghiệp cho phép và Nghị định 156 quy định các bước lập đề án và lựa chọn nhà đầu tư, song việc triển khai dự án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng vẫn còn nan giải.
Thuê rừng làm du lịch: Cửa mở vẫn khó vào

Thuê rừng làm du lịch: Cửa mở vẫn khó vào

Tiêu điểm -  10 tháng
Mặc dù Luật Lâm nghiệp cho phép và Nghị định 156 quy định các bước lập đề án và lựa chọn nhà đầu tư, song việc triển khai dự án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng vẫn còn nan giải.
Khe cửa hẹp cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng

Khe cửa hẹp cho dự án nghỉ dưỡng trong rừng

Tiêu điểm -  11 tháng

Nhìn lại cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng từ dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy.

Ninh Thuận lên tiếng về dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng giữa rừng Núi Chúa

Ninh Thuận lên tiếng về dự án 100 biệt thự nghỉ dưỡng giữa rừng Núi Chúa

Tiêu điểm -  11 tháng

Chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và thực hiện quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy.

Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Ninh Thuận muốn xây khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa rừng

Tiêu điểm -  11 tháng

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy dự kiến sẽ được xây dựng trong Vườn quốc gia Núi Chúa và đối diện với khu nghỉ dưỡng đắt nhất Việt Nam là Amanoi ở phía bên kia vịnh biển.

Làm giàu từ rừng

Làm giàu từ rừng

Phát triển bền vững -  1 năm

Trồng rừng, bảo vệ rừng, bên cạnh việc khai thác gỗ, còn có thể kết hợp trồng dược liệu, làm du lịch, bán tín chỉ carbon… để làm giàu.

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Leader talk -  4 giờ

Thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm quản lý là những thách thức thị trường lao động Việt Nam phải đối mặt khi hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao.

DRH Holdings nêu phương án khắc phục cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch

DRH Holdings nêu phương án khắc phục cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chậm nhất đến ngày 25/9, DRH Holdings sẽ công bố báo cáo thường niên năm 2023 và dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024 vào tháng 11.

MoMo quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

MoMo quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

MoMo ghi nhận số tiền đóng góp hơn 735 triệu đồng tính đến 14h30 ngày 10/9/2024 qua nền tảng Heo Đất MoMo hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Phát triển bền vững -  6 giờ

Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng dần các cửa xả nhằm điều tiết lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng khu vực hạ du.

Báo cáo nhanh ngày 10/9 của Cục quản lý đê điều về tình trạng mưa lũ miền Bắc

Báo cáo nhanh ngày 10/9 của Cục quản lý đê điều về tình trạng mưa lũ miền Bắc

Tiêu điểm -  6 giờ

Mưa lũ lớn ở nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang vượt mức báo động, đe dọa vỡ đê điều, ngập sâu nhiều khu vực, gây thiệt hại về người và tài sản.

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  6 giờ

Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.

'Dầu bôi trơn' cho thực hành ESG trong doanh nghiệp

'Dầu bôi trơn' cho thực hành ESG trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Người lao động thực hành ESG căn cứ vào cam kết của lãnh đạo và các giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp.