Tiêu điểm
Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch
Thị trường khách sạn ở Việt Nam phục hồi chậm hơn các nước Đông Nam Á.

Trong khi hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đã gần như khôi phục về mức trước đại dịch, hơn 85% thị trường ghi nhận chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có cao hơn mức năm 2019, thì tại Việt Nam, ngành du lịch vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Công ty tư vấn Savills Hotels cho biết chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có của du lịch Việt Nam đang thấp hơn 20% so với mức của năm 2019. Công suất khai thác cho thuê phòng thấp cho thấy tốc độ khôi phục chậm chạp của ngành du lịch.
Hoạt động kinh doanh phòng có sự chênh lệch rất lớn giữa các đô thị và điểm đến du lịch biển. Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, tại TP. HCM và Hà Nội, giá bán phòng trung bình đã gần đạt mức trước đại dịch. TP. HCM cũng ghi nhận là điểm đến có tốc độ khôi phục công suất phòng nhanh hơn các điểm đến khác.
Tuy nhiên, đối với thị trường nghỉ dưỡng ven biển, tốc độ khôi phục chậm hơn tại các đô thị.
Xu hướng dẫn dắt bất động sản nghỉ dưỡng vượt qua khủng hoảng
Trong đó, Đà Nẵng hiện đang dẫn đầu về tốc độ khôi phục nhờ thị trường khách Hàn Quốc cũng như việc cải thiện tần suất các chuyến bay quốc tế.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đà Nẵng đón nhận khoảng 25 chuyến bay từ các thành phố lớn của Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng số chuyến bay quốc tế đến thành phố biển này.
Trong khi đó, thị trường Nha Trang – Cam Ranh vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc nhiều vào nguồn khách Trung Quốc.
Đưa ra giải pháp phục hồi du lịch trong năm 2024, chuyên gia của Savills Hotels cho rằng, việc khơi thông dòng khách quốc tế, đặc biệt là khách Trung Quốc là hết sức quan trọng.
Trung Quốc là thị trường khách quốc tế quan trọng của các quốc gia Đông Nam Á khi khu vực này đón tiếp khoảng 32 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2019.
Hiện nay, mặc dù lượt khách Trung Quốc chưa quay về mức trước dịch nhưng thị trường đang ghi nhận nhiều tín hiệu cải thiện tích cực từ nguồn khách này.
Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng được đánh giá là một tệp khách nhiều tiềm năng cho khu vực trong thời gian tới. Đây là cơ hội cho Việt Nam nếu nắm bắt các nguồn khách này.
Để làm được điều đó, ông Mauro cho rằng, Chính phủ, các cơ quan quản lý cần cải thiện thủ tục xuất nhập cảnh, nới lỏng thị thực, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Dẫn chứng tại khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng nhờ vào sự tăng trưởng mạnh các hoạt động du lịch quốc tế. Quốc đảo này thậm chí ghi nhận mức giá phòng vượt mức trước đại dịch.
Thái Lan cũng là quốc gia đang cho thấy những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động du lịch quốc tế mạnh mẽ. Cả Singapore và Thái Lan đều đang chú trọng đầu tư hạ tầng, cải thiện quy trình thủ tục xuất nhập cảnh, nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hai quốc gia này đều có các chiến lược quảng bá, xúc tiến hình ảnh điểm đến hiệu quả, thu hút thị trường khách quốc tế.
Một trong số đó là chiến lược đồng hành cùng các nghệ sĩ quốc tế, ví dụ như chương trình biểu diễn nghệ thuật của Taylor Swift và Bruno Mars đã giúp thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Trong bối cảnh chung của khu vực, Việt Nam vẫn cần có những kế hoạch hành động để gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.
Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, nguồn khách nội địa là một trong những động lực chính, hỗ trợ quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng. Đây được xem là nguồn khách có khả năng khôi phục nhanh hơn, cũng như ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động trên thế giới.
Thị trường khách quốc tế với mức chi tiêu cao hơn, đem đến nguồn doanh thu tốt hơn cho hệ sinh thái du lịch trong nước, nhưng đồng thời thị trường này cũng chịu nhiều biến động hơn do các yếu tố địa chính trị.
Chính vì vậy, ông Mauro nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì, thu hút cả nguồn cầu nội địa và quốc tế, cũng như việc cần thiết đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của từng tệp khách, đặc biệt là sau giai đoạn đại dịch.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực trở lai, song thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể hồi phục nhanh chóng.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang đối diện với hàng loạt thách thức nan giải trên mọi mặt, từ thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng, mở bán dự án đến quản lý vận hành.
Loay hoay tìm đất nghỉ dưỡng trong rừng
Thách thức trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng làm khu du lịch buộc doanh nghiệp quay lại hướng thuê môi trường rừng nhưng vẫn phải chờ đợi sửa đổi quy định pháp luật.
Bất động sản nghỉ dưỡng chìm trong khó khăn
Niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.