Phát triển bền vững

Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn cấp độ địa phương

Hoàng Đông Thứ bảy, 22/07/2023 - 09:00

Liên tục thử nghiệm để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kịp thời các giải pháp là cách Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang triển khai để lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cũng như hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng kinh tế tuần hoàn.

Dựa trên thử nghiệm chính sách và nghiên cứu dòng vật liệu, Đà Nẵng đưa ra 7 lĩnh vực ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Hoàng Anh

Có diện tích khoảng gần 5 nghìn km2, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời, gắn liền với nhiều giá trị văn hóa của dân tộc. Theo kế hoạch của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế được định hướng phát triển trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa, di sản, sinh thái, thân thiện với môi trường.

Thực hiện hóa định hướng đó, theo ông Cao Quốc Hải, Phó giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub), kinh tế tuần hoàn được lãnh đạo tỉnh xác định là giải pháp quan trọng.

Kế hoạch triển khai kinh tế tuần hoàn của Thừa Thiên Huế được triển khai trên nhiều khía cạnh, từ phía các văn bản, chính sách của chính quyền thành phố về quản lý chất thải, hạn chế đồ nhựa dùng một lần trong ngành du lịch, cho đến nhóm giải pháp chuyển đổi số, giải pháp lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào giáo dục.

Bên cạnh đó, tỉnh đặc biệt chú trọng đến hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn. Là đơn vị trực tiếp triển khai hỗ trợ các ý tưởng, giải pháp khởi nghiệp hướng đến kinh tế tuần hoàn tại địa phương, ông Hải cho biết, tỉnh đã kiện toàn hệ thống chương trình ươm tạo, tập trung vào các ý tưởng tái sử dụng, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm phát thải ra môi trường.

Các ý tưởng, giải pháp tham gia vào ươm tạo không chỉ nhận được cơ hội về tài chính mà còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng nhằm tối ưu hóa hiệu quả đạt được. Đơn cử như một dự án tái chế rác nhựa thành gạch lát đường gần đây nhận được cam kết đầu tư gần 800 triệu đồng, đang trong quá trình nghiên cứu đổi mới về công nghệ nhằm giảm thiểu lượng cát sử dụng trong sản phẩm, theo góp ý từ phía nhà đầu tư.

Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Thừa Thiên Huế được thành lập từ năm 2022, với nhiệm vụ chính là nghiên cứu và tham vấn cho lãnh đạo tỉnh cũng như doanh nghiệp về các giải pháp tuần hoàn, đào tạo tập huấn, kết nối tái chính cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái toàn diện về kinh tế tuần hoàn.

Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn cấp độ địa phương
Các chuyên gia thảo luận về giải pháp triển khai kinh tế tuần hoàn ở quy mô tỉnh, thành phố tại tọa đàm của UNDP.

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng triển khai nghiên cứu phân tích chuyển hóa dòng vật liệu, theo dõi lượng khí thải nhà kính, mức độ xả thải, mức độ sử dụng nước, mức độ đóng góp vào GRDP và tạo ra công ăn việc làm của nhiều nhóm ngành, lĩnh vực. Theo ông Hải, nghiên cứu này là căn cứ khách quan nhất để xác định xem ngành, lĩnh vực nào nên được lựa chọn ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn, từ đó tạo ra tác động tích cực và lan tỏa nhất.

Các thành tựu về triển khai kinh tế tuần hoàn của Thừa Thiên Huế dựa trên cách tiếp cận thông qua thử nghiệm. Đại diện Hue Innovation Hub cho biết, các giải pháp xanh hóa, tuần hoàn hóa được tỉnh liên tục cho thử nghiệm, đánh giá, từ đó tối ưu hóa giá trị đem lại.

Đây cũng là cách làm của “người hàng xóm” là TP. Đà Nẵng. Bà Bùi Ngọc Như Nguyệt, Chánh văn phòng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP. Đà Nẵng, cho biết, ý tưởng về kinh tế tuần hoàn được lãnh đạo địa phương đề ra từ cuối năm 2020, với định hướng nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể nội hàm của kinh tế tuần hoàn cũng như những hành động cụ thể để đạt được kinh tế tuần hoàn thay vì hoạt động mang tính hô hào, khẩu hiệu.

Dựa trên định hướng đó, Đà Nẵng liên tục thử nghiệm các chính sách về kinh tế tuần hoàn cũng như các mô hình sản xuất, kinh doanh tuần hoàn. Theo bà Nguyệt, kết quả các thử nghiệm chính là sự đo lường về mức độ cũng như các nhân tố tác động đối với hành vi sản xuất xanh, tiêu dùng xanh.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng tiến hành rà soát các dòng chảy vật chất, từ đó đề ra 7 lĩnh vực ưu tiên triển khai từ nay đến năm 2030, bao gồm quản lý chất thải rắn, nguyên vật liệu, năng lượng, khu công nghiệp sinh thái, lương thực thực phẩm, nước và công dân tiêu dùng xanh.

PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), cho biết, nhiều địa phương khác trên cả nước, có thể kể đến như huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và TP.HCM, đang tích cực lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội.

Đánh giá cao những kinh nghiệm của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, ông Quân cũng nhìn nhận, để triển khai hiệu quả kinh tế tuần hoàn ở cấp độ địa phương cần có sự cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và chính quyền địa phương, từ đó tạo ra sự điều phối hoạt động giữa các ban, ngành, cơ quan liên quan.

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đổi mới sáng tạo là chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Các giải pháp về kinh tế tuần hoàn cần chú trọng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra tác động lan tỏa lên toàn bộ chuỗi cung ứng, thay vì chỉ tập trung vào khâu thải bỏ, tái chế.

Cần ‘đo lường’ kinh tế tuần hoàn

Cần ‘đo lường’ kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn về cả môi trường, xã hội, do đó không thể được phản ánh thông qua những chỉ số thông thường như GDP, GNP…

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.

Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn

Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  4 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  5 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  3 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  4 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  4 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  5 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  6 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  6 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.