Kinh nghiệm xây dựng gia quy, gia huấn, gia phong của doanh nghiệp gia đình

Kim Yến Thứ sáu, 27/12/2019 - 10:24

“Khi tôi hỏi các ông chủ mới nghĩ thế nào về việc thừa kế gia nghiệp? Họ thường trả lời “tôi chỉ là người chạy tiếp sức, nhận cây gậy ở một đoạn đường, sau đó sẽ có người nhận cây gậy chạy tiếp sức tôi”.

TS. Hidekazu Sone đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc xây dựng gia quy, gia huấn, gia phong của các doanh nghiệp gia đình. 

Từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp gia đình ngàn tuổi

Các cửa hàng lâu đời là doanh nghiệp gia đình Nhật Bản đã vượt qua những bước ngoặt lớn nhất của lịch sử Nhật Bản như cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân từ 1868, trước và sau 1945 khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, và thời kỳ thay đổi lớn cơ cấu xã hội như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn vừa qua. 

Cửa hàng lâu đời có ý nghĩa là nối truyền, là việc bảo vệ và duy trì nghề gia truyền của tổ tiên, bao gồm việc bảo vệ và phát triển nghề gia truyền được tiếp nối qua nhiều đời. Vì vậy, việc xây dựng “gia quy” của các doanh nghiệp gia đình lâu đời ở Nhật Bản là vô cùng quan trọng.

“Công ty cổ phần Nabeya thành lập năm 1560. Gia nhân đời đầu của chủ tịch là ông Okamoto Tomohiko (đời thứ 16) bắt đầu bằng nghề đúc chuông đồng cho triều đình trong 300 năm kể từ khi thành lập, đã nhiều lần gặp biến cố, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai từng sản xuất lựu đạn cầm tay. 

Cùng với sự phục hồi sau chiến tranh, trong vòng 10 năm đã nhận đúc lại vài ngàn chiếc chuông, chú trọng đúc đồng cho khu vực Đông Nam Á, chuyển đổi sang làm các công trình công cộng không bị ảnh hưởng với tình hình kinh tế, xuất khẩu eto sang Mỹ, một công cụ không thể thiếu cho các thợ mộc ngày cuối tuần. 

Trong những năm gần đây hãng chủ yếu làm về máy móc công cụ, các thiết bị xung quanh như đồ gá để cố định, phát triển nguyên liệu mới phức hợp có tính chịu nhiệt, sử dụng thế mạnh truyền thống vào các sản phẩm mới.

“Gia quy” nhà Okamoto là “không tham gia vào chính trị, không làm lĩnh vực kinh doanh vui chơi giải trí vì rất dễ phá sản, vì bắt đầu kết giao với những người bạn mới trong lĩnh vực vui chơi giải trí khiến mình dễ sa đà, không chuyên tâm vào thế mạnh cốt lõi. Duy trì chế độ người chỉ đạo, có nghĩa là làm sao đào tạo những người để giữ lại tư vấn cho nhân viên trẻ làm sao đi đúng đường lối phát triển của công ty mình. Cuối cùng là tập trung vào nghề chính, không lan man sang ngành khác”.

Bí quyết duy trì kinh doanh là mặc dù đơn thuần với thế mạnh cốt lõi, nhưng nếu chỉ sản xuất những thứ giống nhau theo cùng một cách thì không được. Cần phải không ngừng phát triển các sản phẩm phù hợp với thời đại. Vừa tuân theo quy định, giữ gìn truyền thống để làm điều mới, người đứng đầu thời kỳ đó đã hãm phanh lại theo cái nhìn dài hạn, hiểu rõ vị trí của mình, kinh doanh với quy mô vừa phải. Điều lý tưởng nhất là có thể trở thành một công ty được người dân địa hương yêu mến và đón chào.

Công ty Kongogumi chuyên xây dựng đền thờ Phật giáo, Thái tử Shotoku đã cho mời 3 nghệ nhân từ nước Kudara tới dể xây dựng chùa Shitennoji. Sau này gia dình nhà Kongo trở thành thợ mộc riêng của chùa Shitenoji. Bắt đầu từ đời đầu của Shigemitsu liên tục cho đến nay.

Sự tránh rủi ro nhìn ra được từ phả hệ của gia đình Kongo, là nhờ mở rộng quyền thừa kế khi không có con trai trưởng, đưa người của nhà khác trong gia đình nhánh theo tiêu chí có năng lực, sức khoẻ để kế nghiệp như con rể, con nuôi, tránh đứt đoạn lãnh đạo. Cùng với đó là cơ chế chuyển giao kỹ năng, khách hàng, các nhóm này luôn cạnh tranh tay nghề, mang lại lợi ích về nguồn vốn, kỹ thuật.

Kinh nghiệm xây dựng gia quy, gia huấn, gia phong của doanh nghiệp gia đình
TS. Hidekazu Sone (đứng giữa) cùng các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tại hội thảo về doanh nghiệp gia đình.

“Gia phong” nhà Kogogumi chính là “bản di chúc” do Kongo Hachiro Yoshisada đời thứ 32 viết trước khi chết, răn dạy con cháu một cách cụ thể những việc cần chú ý trong kinh doanh và cuộc sống hàng ngày với “16 điều ghi tâm của nhà nghề”, trong đó nhấn mạnh việc suy nghĩ kỹ về 3 đạo là Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo; cố gắng rèn luyện; ứng xử trung thực; không ích kỷ; hạn chế uống rượu; không được kiêu ngạo, nói xấu người khác; ăn nói lịch sự; từ bi với người dưới như các đệ tử; dù có bất cứ chuyện gì cũng không được đánh nhau; khi đấu thầu hãy đưa ra báo giá trung thực với giá phải chăng nhất; khi không thể quyết định được, hãy nhờ người thân quyết định với lòng tin khấn Phật; Trân trọng lưu truyền lại danh giá của gia đình, lấy vợ và để lại con cháu, nuôi dạy con cháu chu đáo; Không được bỏ bê ngày giỗ của tổ tiên. Hãy làm theo cách phù hợp với thời của mình…”, TS. Hidekazu Sone cho biết.

Đến việc xây dựng bộ gia quy, gia huấn, gia phong chuẩn cho mỗi doanh nghiệp

Đây là đề tài được tranh luận nhiều nhất tại hội thảo, như một cách hữu hiệu nhất để truyền triết lý kinh doanh, đam mê nghề nghiệp và cảm hứng kinh doanh cho các thế hệ sau của mình.

“Khi tôi hỏi các ông chủ mới họ nghĩ thế nào về việc thừa kế gia nghiệp? Họ thường trả lời ‘tôi chỉ là người chạy tiếp sức, nhận cây gậy ở một đoạn đường, sau đó sẽ có người nhận cây gậy chạy tiếp sức tôi’. Muốn thế trước hết phải hiểu được tổ tiên mình về triết lý kinh doanh, đó là tiền đề đầu tiên giúp doanh nghiệp trường tồn trong bối cảnh kinh doanh ngày càng thay đổi. Thông qua những giáo huấn, gia quy mà mình tâm phục, khẩu phục đó, mình mới có thể truyền lại cho các đời sau.

Với Việt Nam, khi doanh nghiệp gia đình mới ở thời kỳ F1, F2, chưa hình thành rõ ràng các giáo huấn, gia quy. Nhưng các bạn đừng lo lắng, hãy ngồi xuống, ghi lại các triết lý mà bạn muốn truyền cho đời sau đi, dần dần sẽ hình thành được triết lý kinh doanh trường tồn cho gia tộc. Thông thường ở Nhật, F2, F3 không trả lời được các câu hỏi này. Vậy F2, F3 Việt Nam có trả lời được không?

Tôi có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, thật ra là đời thứ hai mới là người viết ra gia quy. Đời đầu người sáng lập bận rộn lắm, làm sao có thời gian để viết, làm riết làm riết tới lúc chết luôn. Đến đời hai mới là lúc có tài sản, bắt đầu viết ra gia quy, gia huấn, gia phong, và giữ tài sản của mình phát triển. Thời F2 họ cũng không nghĩ làm ra sản nghiệp mà giữ được đến đời thứ 3 đâu, họ đành phải truyền lại cho con để viết tiếp.

Vậy thì các bạn hãy bắt đầu viết ngay từ đời đầu này đi, đừng để đến lúc mình chết phải nuối tiếc. Vì các bạn mới chính là người hiểu nhất những gì mình tâm huyết, gửi gắm vào những nỗ lực ban đầu của mình.

Có ông chủ thương hiệu đồng hồ nổi tiếng của Thuỵ Sĩ từng nói “Nếu là ông nội của tôi thì ông sẽ chọn cách làm nào đây”. Nếu tổ tiên không dẫn dắt cho con cháu mình biết sẽ phải chọn gì trước mỗi quyết định khó khăn, thì đời con cháu sẽ rất lúng túng. Vậy thì các bạn hãy làm ngay từ bây giờ đi”. TS Hidekazu Sone nói.

Vậy bí quyết gì giúp công ty Nhật giữ được người tài cả đời, trong khi họ trả lương không cao hơn các công ty Âu - Mỹ khác? CEO của họ đều từ nội bộ bên dưới đưa lên, trong khi CEO Âu - Mỹ thường lấy từ bên ngoài vào?

“Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khi qua nghiên cứu tình hình kinh doanh Việt Nam, họ thường than nhân viên Việt Nam chỉ cần công ty khác trả hơn 1 USD họ sẵn sàng bỏ qua nơi đó làm việc. Nếu chỉ giữ người dựa vào lương thì biết tăng bao nhiêu cho đủ. 

Phải làm cho công ty có môi trường làm việc hấp dẫn, có động lực khiến cho mọi người đều cố gắng. Bất cứ công ty Nhật nào đều khen tặng khi nhân viên có thành tích nào đó, dù phần thưởng nhỏ thôi nhưng cũng là động lực khích lệ rất lớn, biểu hiện sự ghi nhận của mọi người trong công ty với từng cá nhân.

Những giám đốc công ty Nhật Bản phải luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình. Nhà dù có đẹp cách mấy nhưng nền tảng không bền vững thì đến ngày nào đó sẽ sập, nền tảng đó chính là con người, nên phải chăm sóc con người trước tiên”, TS Hidekazu chia sẻ.

Ông Tashichiro Harada bổ sung thêm: “Với kinh nghiệm bản thân, tôi thấy lương là yếu tố rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Trong công ty tôi, mọi người đều bình đẳng, tôi luôn có niềm tin vào nhân viên của mình, có những quan tâm nhỏ khiến cho mọi người cảm động, như việc tổ chức sinh nhật cho nhân viên. Chào hỏi nhau cũng rất quan trọng. Giờ tôi đã 77 tuổi, nhưng vẫn muốn đi làm, và lúc nào tôi cũng vui vẻ với nhân viên của mình”.

Ông Trần Duy Hy, Chủ tịch HĐQT, CEO công ty nhựa Duy Tân cũng từng đối diện với khó khăn khi các con đi du học không muốn trở về, và cách của ông là… mở công ty bên Mỹ cho con quản lý. 

Ông Hy chia sẻ: “Tôi khởi nghiệp từ thời bao cấp, may mắn thời đó hàng hoá khan hiếm, hàng sản xuất tới đâu bán tới đó. Bắt đầu gần như tay trắng, học hành không tới đâu, ngoại ngữ không giỏi, khi khá khá, tôi nghĩ nên con cho đi du học sớm, sau này mới biết đó lại trở thành vấn đề. Tôi dần phát hiện càng ngày con càng ít về, có lẽ vì con đi quá nhỏ, bạn bè ở Việt Nam không có.

Tôi cũng tuyển rất nhiều CEO về đào tạo, nhưng sự chuẩn bị chưa chín chắn, không làm việc với tư vấn nên không thành công. Được theo học các lớp quản trị của Nhật, may mắn công ty hoạt động ổn định.

Một ngày đẹp trời, bạn tôi hỏi, “Vốn quý nhất là nghề của anh, không truyền cho con rất phí. Hai đứa con không theo anh là phí phạm rất lớn”. Nghe lời khuyên của anh, tôi kêu con về, con cứ chần chừ hoài. Sai lầm của mình là cho các con đi quá sớm.

Cách đây 7 năm, tôi lập công ty nhựa ở Cali, chiến tranh thương mại khiến cho công ty hoạt động khá thành công. Cách kế nghiệp của tôi là truyền nghề bên Mỹ cho con chứ không bắt con về đây. Giờ thì tôi may mắn có đầu tư thời gian ghi lại những điều mong muốn cho đời con đời cháu mình”.

Kinh nghiệm xây dựng gia quy, gia huấn, gia phong của doanh nghiệp gia đình 1
Bà Kao Huy Phương, con gái ông Kao Siêu Lực, CEO của UniFood.

Bà Kao Huy Phương, con gái ông Kao Siêu Lực, CEO của UniFood cũng chia sẻ về kinh nghiệm của gia đình về xây dựng gia quy:

“Khó khăn nhất thời điểm này là tay nghề nhân viên, ngày trước ba tôi làm trực tiếp luôn, nhưng khi sản nghiệp quá lớn, mình không biết bắt tay từ đâu, từ vận hành, tài chính, tay nghề nhân viên… Mình học về công nghệ thực phẩm, hai cha con làm chung, tâm sự rất nhiều. Đời F1 thì con cái và cha mẹ gần gũi nhau hơn, nhưng đến F2 cải cách rất khó. Thành lập nhóm người mới, phải có ưu đãi rất lớn, họ có kinh nghiệm để giúp mình không bị lãng phí.

Cha tôi đã viết gia quy từ rất sớm, gồm 10 điều giúp cho con người giàu có và 10 điều làm cho con người nghèo đi. Gia quy được treo ngay trong phòng ăn, để thường xuyên nhắc nhở con cháu. Những điều làm cho con người giàu có như Khi bắt đầu buổi sáng phải thức dậy không được ngủ nướng; Anh em vợ chồng hoà thuận không đấu đá nhau; Không mê say rượu chè, trai gái; Không kiện tụng nhau.

Những điều làm cho con người nghèo đi như Kết bạn xấu, Đánh bài, Đố kỵ, Ganh tị với nhau…”.

Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Một giai thoại ở Nhật Bản, các nhà thương gia khi đẻ con gái thì họ rất vui, nấu nồi cơm nếp gạo đỏ để chúc mừng. Vì nếu con trai mình dở quá thì lấy con rể thế vô. Còn nếu con trai mình giỏi quá thì lại có cơ hội chọn lựa người nào giỏi hơn. Làm sao giữ cho công ty tồn tại, làm sao đưa những người ưu tú vào công ty mình là điều mà doanh nghiệp gia đình rất quan tâm.

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  4 năm

“Người quản lý nếu đặt lợi ích của mình quá nhiều mà không quan tâm đến nhân viên, đến xã hội, hành động chỉ nghĩ tới cái lợi của dòng tộc, xa rời quy chuẩn đạo đức chung… sẽ thất bại”.

Chuyên gia Nhật chia sẻ bí quyết doanh nghiệp gia đình nghìn tuổi

Chuyên gia Nhật chia sẻ bí quyết doanh nghiệp gia đình nghìn tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam sẽ rút ra được bài học từ những doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình hơn 1.000 năm tuổi ở Nhật Bản.

‘Cây gậy’ cản trở kế nghiệp doanh nghiệp gia đình thành công

‘Cây gậy’ cản trở kế nghiệp doanh nghiệp gia đình thành công

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Chỉ khi cả hai thế hệ chuyển giao và nhận chuyển giao tìm thấy tiếng nói chung, quá trình chuyển giao mới có thể diễn ra thuận lợi và có lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp gia đình.

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  4 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  8 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  9 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  10 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Dám thử và sai để làm đúng ở Alphanam

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.