Tiêu điểm
Kinh tế 2024 còn khó khăn
Những khó khăn với tăng trưởng kinh tế năm 2023 gần như vẫn chuyển tiếp, kéo dài sang năm 2024.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ước đạt 5,19%. Con số này mặc dù cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, nhưng Việt Nam đã không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% và thấp hơn mức tăng 8,02% của năm 2022.
Theo TS. Nguyễn Hữu Thọ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nền kinh tế trong nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp sản xuất đang đối diện những thách thức rất lớn. Khu vực “kinh tế trong nước” vẫn chưa mạnh để hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đã rơi vào tình cảnh đóng băng từ cuối năm 2022 do vướng mắc pháp lý, cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp. Thị trường thừa sản phẩm ở những phân khúc cao, thiếu hàng ở phân khúc thấp.
Tương tự, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng hoạt động trầm lắng. Trong 9 tháng năm 2023 chỉ có 51 doanh nghiệp phát hành với khối lượng 123 nghìn tỷ đồng, giảm 60,4% so với cùng kỳ 2022.
Nguyên nhân của thực trạng này trước hết đến từ những yếu tố khách quan bên ngoài như địa chính trị thế giới phức tạp, tăng trưởng kinh tế thế giới giảm và lạm phát toàn cầu gây áp lực cho điều hành chính sách tiền tệ, giá cả hàng hoá trong nước.
Trong nước, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế còn bất cập. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế còn chậm, còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất của một số quy định pháp luật.
Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính còn chậm, chưa kịp thời, dẫn đến tiếp tục gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Một số hỗ trợ của Nhà nước chưa được triển khai kịp thời. Sau 2 năm dịch Covid-19, nguồn lực của Nhà nước cũng bị ảnh hưởng nên việc thực hiện chính sách hỗ trợ không thể đột phá. Nhiều chính sách có nhưng cũng khó triển khai kịp thời do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong khi đó, các chủ thể kinh tế trong nước đã yếu đi rất nhiều sau Covid - 19. Năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp giảm; tỷ lệ doanh nghiệp rút lui thị trường tăng mạnh. Có những thời điểm như tháng 1/2023, cứ 100 doanh nghiệp thành lập mới thì có 169 doanh nghiệp rút lui thị trường.
Quan trọng hơn, theo ông Thọ, những khó khăn, vướng mắc của kinh tế năm 2023 gần như vẫn chuyển tiếp, kéo dài sang năm 2024.
Theo đó, bối cảnh thế giới, xung đột địa chính trị thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và khó lường.
Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 dự báo sẽ giảm nhẹ. 3 trong số 5 nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng giảm là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Điều này khả năng sẽ tiếp tục ảnh hướng đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, lạm phát toàn cầu vẫn được dự báo ở mức cao 5,8%, thậm chí cao hơn năm 2023 (5,2%). Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ vẫn khó khăn, đòi hỏi linh hoạt hơn.
Việc kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng của Việt Nam là một nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng lớn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Đánh giá về nền kinh tế Việt Nam năm 2023, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Hồng Minh cũng cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được khống chế song hậu quả đại dịch để lại vẫn rất nặng nề, đang tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Mặt khác, căng thẳng về địa chính trị và tăng cường rào cản kỹ thuật từ phía các thị trường quan trọng của Việt Nam liên quan đến sản xuất xanh cũng sẽ đặt ra những khó khăn, thách thức to lớn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2024 và những năm tiếp theo.
Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất lớn để có thể vượt qua những khó khăn nội tại của chính nền kinh tế cũng như những khó khăn khách quan từ kinh tế thế giới và bối cảnh phức tạp của địa chính trị toàn cầu.
Khó khăn, thách thức là rất lớn, tuy nhiên, theo ông Thọ, những tín hiệu tích cực của tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu xuất hiện.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 theo hướng quý sau cao hơn quý trước. Ước tăng trưởng GDP quý IV đạt 7,72%, cao hơn mức tăng trưởng quý III là 5,23%; quý II là 4,05% và quý I là 3,28%.
Cùng với đó, một số chỉ báo kinh tế vĩ mô theo chiều hướng tích cực là giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kiểm soát lạm phát. Về đầu tư công, tính chung 11 tháng, cả nước đã giải ngân 461 nghìn tỷ đồng, cao hơn 6,7% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 11 tháng ước đạt 28,8 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó vốn thực hiện đạt 20,2 tỷ USD. Đây là mức vốn thực hiện cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Việt Nam cũng kiểm soát tốt lạm phát. Dự kiến, lạm phát năm ở mức 3,5%, nằm trong kế hoạch điều hành Nghị quyết 01 của Chính phủ với 4,5%.
Trong thời gian vừa qua, sự hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn được Chính phủ chú trọng thực hiện. Một số chính sách hỗ trợ đã được Quốc hội đồng ý kéo dài sang 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước hồi phục.
Bên cạnh đó, việc kinh tế tăng trưởng ổn định trong thời gian dài vừa qua cũng sẽ góp phần tạo đà và lực cho việc phục hồi thuận lợi hơn trong năm 2024.
Điều hành kinh tế 2024: Ưu tiên tăng trưởng
Điều hành kinh tế 2024: Ưu tiên tăng trưởng
Thay vì đặt mục tiêu hàng đầu ‘giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô’ như các năm trước, năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước.
Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng
Nền kinh tế đang phục hồi ngày càng tích cực, thích ứng tốt trước bối cảnh mới của thế giới và trong nước. Các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế đã mở ra những cơ hội thuận lợi mới để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Yêu cầu các ngân hàng đẩy nhanh vốn ra nền kinh tế
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước và một số nhà băng về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023.
Ngành nào là 'điểm sáng' kinh tế 2024?
Các chuyên gia phân tích của FiinGroup dự báo triển vọng lợi nhuận các ngành sản xuất, xuất khẩu và xây dựng hạ tầng dự kiến sẽ vượt trội trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.
Mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Vẫn cần nhà nước hỗ trợ
Việc thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại là cơ chế đúng đắn, tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ các vướng mắc.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
TheLEADER trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị tốt nhất nhóm Midcap
Tại VLCA 2024, SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất ở nhóm vốn hoá vừa - Midcap và vào Top 10 báo cáo thường niên ngành tài chính.
Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược
Việt Nam và Brazil nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.