Phát triển bền vững
Đi tìm năng lượng vừa bền vững, vừa kinh tế cho Việt Nam
Năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam mà không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và khả năng chi trả, theo kết quả phân tích mới nhất.
Mục tiêu dài hạn của Việt Nam là giảm dần sử dụng than để sản xuất điện vào những năm 2040 và đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Việc thực hiện mục tiêu này đối mặt với những thách thức phát sinh từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Năng lượng tái tạo và đặc biệt là năng lượng mặt trời được coi là lựa chọn rẻ nhất để Việt Nam đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng, theo báo cáo mới đây từ công ty nghiên cứu BloombergNEF (BNEF).
Dữ liệu phân tích cho thấy, năng lượng mặt trời quy mô lớn đã rẻ hơn so với việc xây dựng mới các nhà máy điện than và khí đốt ở Việt Nam.
Chi phí điện quy dẫn (LCOE) – thước đo tài chính được các nhà phát triển và nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sử dụng – cho một dự án năng lượng mặt trời mới quy mô lớn ở Việt Nam hiện dao động từ 53 – 105 USD/MWh.
Con số này đối với tua bin khí chu trình hỗn hợp (CCGT) là 84 – 104 USD/MWh và khoảng 75 – 94 USD/MWh cho một nhà máy điện than.
Hiểu đơn giản hơn, LCOE là chỉ số giá điện tiêu thụ trong dài hạn cần thiết để bù đắp mọi chi phí dự án nhằm đạt ngưỡng thu hồi vốn.
Đến năm 2030, năng lượng mặt trời kết hợp với pin sẽ đạt được LCOE rẻ hơn so với các nhà máy nhiệt điện mới. Cùng thời điểm đó, điện gió trên bờ kết hợp với pin cũng sẽ trở nên rẻ hơn.
Mặc dù khó có thể điều chỉnh như điện than hay khí đốt, các loại nguồn điện kết hợp này lại dễ dàng được sử dụng hơn so với sử dụng năng lượng tái tạo đơn thuần, và do đó, có thể giúp Việt Nam đạt được tỷ lệ năng lượng sạch cao hơn.
Bà Caroline Chua, đồng tác giả của báo cáo, nhận định: “Năng lượng tái tạo hiện nay là lựa chọn vừa kinh tế vừa bền vững cho Việt Nam”.
Theo bà, năng lượng tái tạo có thể cải thiện an ninh năng lượng của đất nước bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu LNG và than, đồng thời, tạo ra các cơ hội nghề nghiệp.
“Phân tích độ nhạy của chúng tôi cho thấy ngay cả khi giá nhiên liệu hóa thạch giảm, năng lượng tái tạo vẫn sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với các nhà máy nhiệt điện”, bà cho biết thêm.
Hiện Việt Nam vẫn đang xem xét xây dựng thêm nhiều nhà máy điện than và khí đốt trong thập kỷ này với giả định rằng, các nhà máy điện có thể chạy bằng nhiên liệu sạch hơn như hydro hoặc amoniac bắt đầu từ giữa những năm 2030.
Tuy nhiên, phân tích của BNEF cho thấy, việc cải tạo các nhà máy nhiệt điện để đốt trộn những nhiên liệu này sẽ không kinh tế hơn việc mở rộng quy mô năng lượng tái tạo.
Một nhà máy năng lượng mặt trời quy mô lớn trên mặt đất hoặc nổi đã có chi phí rẻ hơn chi phí vận hành các nhà máy nhiệt điện hiện có. Điều tương tự sẽ xảy ra với điện gió trên bờ vào đầu những năm 2030.
Để loại bỏ hoàn toàn lượng khí thải CO2, các nhà máy nhiệt điện chỉ nên đốt hydro xanh hoặc amoniac. Tuy nhiên, phân tích của BNEF đã chỉ ra rằng cách tiếp cận này cũng sẽ tốn kém hơn đáng kể.
Ông Isshu Kikuma, đồng tác giả báo cáo, nhận định: “Xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, với giả định rằng chúng có thể được trang bị thêm để đốt hydro hoặc amoniac sạch, sẽ khiến Việt Nam gặp rủi ro tài chính đáng kể”.
Cách tiếp cận như vậy có nghĩa là dựa vào những công nghệ mới phức tạp nhằm đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 của Việt Nam.
Theo ông, tốt hơn hết Việt Nam nên ưu tiên sử dụng hydro sạch trong nước để khử cacbon cho các lĩnh vực khó giảm thiểu như sản xuất thép.
Năng lượng tái tạo có chi phí vốn rẻ nhất
Nhiều tồn tại trong quản lý năng lượng tái tạo
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số tồn tại hạn chế của Bộ Công thương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo.
20 dự án năng lượng tái tạo được chốt giá tạm
Con số này hiện chưa đầy 1/4 số dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đang chờ thống nhất giá.
Thủ tướng chỉ đạo nóng về điện năng lượng tái tạo
Giải quyết dứt điểm kiến nghị của chủ đầu tư dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, khẩn trương hoàn thành việc xác định giá mua điện đối với các dự án điện tái tạo chuyển tiếp… là một số nội dung trọng tâm được Thủ tướng vừa giao các bộ ngành, địa phương.
EuroCham: Giá điện năng lượng tái tạo hiện chưa hợp lý
Theo tính toán các mức lãi suất trên thị trường, EuroCham cho rằng việc lấy giá trị thấp nhất làm giá trần cho điện năng lượng tái tạo là không hợp lý, gây ra sự tiêu cực cho các dự án, và tạo ra thách thức chung cho Việt Nam.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.