Yêu cầu các ngân hàng đẩy nhanh vốn ra nền kinh tế

Trần Anh Thứ sáu, 01/12/2023 - 14:49

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước và một số nhà băng về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh VGP/Quang Thương

Phó Thủ tướng nêu rõ, đến thời điểm hiện tại tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống năm 2023 khoảng 14%.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 23/11/2023 dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối tháng 12 năm ngoái mức đã giao cho các tổ chức tín dụng.

Theo đó dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2% tương đương khoảng 735 nghìn tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh "tín dụng phải là một dòng chảy liên tục", Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và yêu cầu NHNN báo cáo, đánh giá cụ thể tình hình, làm rõ những vướng mắc và giải pháp trong điều hành tín dụng.

Trước đó, ngày 29/11, NHNN phân bổ lại chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ ngân hàng thừa sang nhà băng thiếu. Tăng trưởng tín dụng chung trong năm 2023 vẫn giữ nguyên chỉ tiêu đã xác định từ đầu năm là 14% đến 15%.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện các ngân hàng thương mại cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra trong năm nay 14,5% cao hơn trước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, dù NHNN điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ sâu so với năm 2022, các ngân hàng thương mại cũng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, chủ động tìm kiếm khách hàng,… nhưng việc giải ngân vẫn gặp khó khăn.

Các ngân hàng cũng cho rằng, về vốn hiện các ngân hàng không thiếu nhưng để bơm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vấn đề không chỉ nằm ở công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng mà còn nằm ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Làm ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại thì "ai cũng thích cho vay", không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Thực tế cho thấy, khi thị trường nước ngoài giảm sút, tổng cầu trong nước và thế giới đều giảm, doanh nghiệp không có đơn hàng, co cụm lại, không những không vay vốn mà khi bán được hàng tồn kho họ còn trả lại tiền cho ngân hàng. 

Những người có khả năng vay và trả thì không có nhu cầu, bởi nếu vay vốn sản xuất mà để tồn kho thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy đối với những khách hàng tốt, các ngân hàng thương mại "tranh nhau để cho vay", nhưng cũng có những nhóm khách hàng cần phải thận trọng để để phòng ngừa rủi ro.

Các ngân hàng thương mại đề nghị cơ quan có thẩm quyền đưa ra các giải pháp tổng thể, nhất là giải quyết vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản, kích cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư nhân. Như vậy, "mạch máu" tín dụng mới có thể được khơi thông.

Trong thời gian còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị NHNN bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực hơn nữa tìm thêm các giải pháp điều hành, cấp tín dụng cho nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn hệ thống.

Tái phân bổ tăng trưởng tín dụng

Tái phân bổ tăng trưởng tín dụng

Tài chính -  9 tháng
NHNN đã chủ động linh hoạt điều hòa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống từ ngân hàng không sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sang các ngân hàng cần được tiếp tục mở rộng tăng trưởng tín dụng.
Tái phân bổ tăng trưởng tín dụng

Tái phân bổ tăng trưởng tín dụng

Tài chính -  9 tháng
NHNN đã chủ động linh hoạt điều hòa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống từ ngân hàng không sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sang các ngân hàng cần được tiếp tục mở rộng tăng trưởng tín dụng.
Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  44 phút

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa đăng ký ủng hộ số tiền 500 triệu đồng để chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão lũ.

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Tiêu điểm -  2 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  3 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tiêu điểm -  3 giờ

Sunwah và Hằng Ích, hai tập đoàn của Trung Quốc vừa đề nghị tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ khảo sát một số cửa khẩu để xây dựng dự án trung tâm khai báo hải quan

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Tiêu điểm -  3 giờ

Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Nisshin Seifun - tập đoàn hàng đầu ngành chế biến thực phẩm Nhật Bản lần đầu bán xốt mì ý, bột trộn sẵn tại Việt Nam sau hơn 10 năm đầu tư.

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi ở phía Bắc, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu.