Chiến tranh thương mại và biến động chính trị sẽ khiến nhiều nền kinh tế tiếp tục giảm tốc trong năm nay.
Kinh tế thế giới bắt đầu 2018 với sự khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ nhưng trải qua 12 tháng, đà tăng trưởng dần chậm chạp và các xu hướng có nhiều khác biệt so với dự kiến do sự xuất hiện và gia tăng của chiến tranh thương mại.
Một năm mới lại đến và dưới đây là một số dự báo chính cho kinh tế toàn cầu được đưa ra bởi ông Nariman Behravesh,chuyên gia kinh tế trưởng của IHS Markit.
Nhiều khu vực kinh tế và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại
Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,9% năm 2019, chủ yếu nhờ vào chính sách tài khóa dưới hình thức giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ. Tác động từ chính sách này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm nay nhưng có xu hướng giảm dần.
Dự kiến, Mỹ sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2019, giảm hơn so với năm trước nhưng vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Trong khi đó, sau khi đạt đỉnh vào cuối 2017, tăng trưởng của châu Âu giảm dần và dự kiến sẽ đạt mức 1,5% vào năm nay. Biến động chính trị như việc nước Anh rút khỏi (Brexit) hay thách thức đối với chính phủ Emmanuel Macron sẽ khiến tình hình kinh tế ngày càng đi xuống.
Các yếu tố khác như thắt chặt điều kiện tín dụng và gia tăng căng thẳng thương mại cũng sẽ khiến châu Âu tăng trưởng chậm lại.
Năm 2018, kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% và con số này gia tăng lên mức 0,9% cho năm nay. Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ hạn chế sự phát triển của đất nước mặt trời mọc.
Mặc dù có năng suất làm việc cao, nền kinh tế của quốc gia này vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi lực lượng lao động suy giảm. Bên cạnh đó, gói kinh tế vĩ mô có tên Abenomics cũng đang cho thấy những hạn chế.
Tăng trưởng quý của Trung Quốc liên tục sụt giảm kể từ đầu 2017 và rơi xuống mức thấp nhất trong vòng một thập kỷ vào quý III/2018. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng chậm lại, từ mức 6,7% của năm 2017 xuống 6,6% trong năm 2018 và dự kiến đạt 6,3% trong năm nay.
Một loạt biện pháp tài chính và tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng, ổn định thị trường trước những biến động thời gian gần đây vẫn cho thấy hiệu quả khiêm tốn. Tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc tiếp tục bị kìm hãm bởi các khoản nợ khổng lồ cũng như cam kết giảm nợ trong trung và dài hạn.
Trong thời gian tới, các thị trường mới nổi sẽ phải đối mặt với một số thách thức như việc tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế đã phát triển, sụt giảm tăng trưởng thương mại thế giới, đồng USD mạnh lên cũng như gia tăng bất ổn chính trị.
Thị trường hàng hóa tươi sáng
Nhu cầu của thị trường hàng hóa trong năm nay được dự báo vẫn tăng trưởng đủ mạnh, do đó việc sụp đổ giá cả như năm 2015 sẽ không diễn ra.
Tuy nhiên, thị trường này vẫn tiếp tục biến động, đặc biệt là dầu mỏ. Giá dầu dự kiến đạt trung bình khoảng 70 USD/thùng trong thời gian tới, cao hơn so với hiện tại và thấp hơn chút so với mức trung bình 71 USD của năm ngoái.
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất, theo sau đó là nhiều ngân hàng trung ương khác
Dự đoán trong năm 2019, FED có thể tăng lãi suất 3 lần và các ngân hàng trung ương của các nước khác như Anh, Canada, Brazil, Ấn Độ hay Nga có thể có động thái tương tự.
Châu Âu sẽ không tăng lãi suất cho đến đầu năm 2020 và dự kiến Nhật Bản sẽ không dừng chính sách lãi suất âm cho đến năm 2021.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đi theo hướng ngược lại khi lo lắng về khả năng tăng trưởng, tung ra thêm các gói kích thích.
Việc nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và FED tăng lãi suất nhiều hơn sẽ khiến đồng USD giữ vững sức mạnh hiện tại. Với sự ổn định gần đây trên thị trường ngoại hối, đồng USD sẽ khó có thể tăng giá.
Mặc dù vậy, biến động hoàn toàn có thể xảy ra khi bất ổn chính trị tại châu Âu có thể ảnh hưởng xấu đến đồng euro và đồng bảng Anh.
Theo chuyên trang tài chính Seeking Alpha, tỷ giá euro/USD vào cuối năm tới có thể ở tầm 1,1 thấp hơn một chút so với mức 1,14 của cuối năm nay. Đồng thời, tỷ giá Nhân dân tệ đối với đồng USD cũng sẽ không quá biến động nhờ vào mong muốn ổn định tài chính từ chính phủ Trung Quốc.
Lời cảnh báo của tổng thống Donald Trump rằng "Triều Tiên sẽ phải đối mặt với lửa và giận dữ mà thế giới chưa từng thấy", trong bối cảnh Triều Tiên đã sản xuất được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu.
Kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong khi Hoa Kỳ đang tận hưởng ánh hào quang, thì cán cân quyền lực đã dần dần được cân bằng, với sự nổi lên không thể tránh khỏi của Trung Quốc. Theo đó, tầm ảnh hưởng về mặt kinh tế của Trung Quốc hiện nay không hề thua kém Hoa Kỳ.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.