TH true MILK chung tay “vá rừng trên núi đá”, bảo tồn đa dạng sinh học
TH true MILK tài trợ hàng ngàn cây giống, chung tay trồng rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và loài linh trưởng quý hiếm tại Sơn La.
Trồng rừng, bảo vệ rừng, bên cạnh việc khai thác gỗ, còn có thể kết hợp trồng dược liệu, làm du lịch, bán tín chỉ carbon… để làm giàu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có khoảng gần 14,8 triệu héc ta rừng, trong đó khoảng 2/3 là rừng tự nhiên. Bình quân mỗi năm, diện tích rừng bị thu hẹp khoảng 2,5 nghìn héc ta, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác rừng quá mức. Bên cạnh đó, nạn phá rừng trái pháp luật vẫn còn tiếp diễn, chưa được kiểm soát triệt để.
Suốt hàng chục năm phát triển kinh tế, rừng dần phải nhường chỗ cho khu dân cư, cho canh tác nông nghiệp cũng như sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong xu thế mới về phát triển bền vững, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính, việc trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng ngày càng được coi trọng.
Người dân làm chủ rừng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, một bộ phận người dân vẫn đang sống ở rừng, làm công tác giữ rừng như một nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuy nhiên, tư duy này cần phải thay đổi, bởi muốn giữ rừng hiệu quả, người dân phải được làm chủ rừng.
“Bảo vệ rừng, trồng rừng trước hết là cho thế hệ mai sau. Chăm sóc rừng tốt, cộng thêm hỗ trợ của Nhà nước, bà con có thể hưởng lợi từ rừng, từ đó không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu”, Bộ trưởng nói.
Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết, trước đây, nói đến kinh tế rừng là chỉ nghĩ đến khai thác gỗ nhưng rừng còn đem lại nhiều giá trị khác, ví dụ như tạo tín chỉ carbon. Theo tính toán của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam có thể bán ra khoảng 50 – 70 triệu tín chỉ carbon rừng mỗi năm.
Hiện nay, thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang tạm ngưng để chờ cơ chế mới từ UNFCCC, tuy nhiên, một số dự án thí điểm vẫn đang được triển khai, đơn cử như dự án chuyển nhượng hơn 10 triệu tín chỉ carbon cho Ngân hàng Thế giới với giá 5USD/tín chỉ trong giai đoạn 2018 – 2024.
Bên cạnh bán tín chỉ carbon, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, rừng còn có thể được khai thác để triển khai hình thức du lịch cộng đồng, đem lại giá trị gia tăng cao. Ở một số vùng đặc thù, sinh kế dựa vào rừng cũng rất đa dạng, ví dụ như mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long… là những mô hình vừa đảm bảo thân thiện với môi trường, vừa cho ra sản phẩm sạch, hữu cơ, chất lượng cao.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều người dân sống dựa vào rừng và các cán bộ kiểm lâm, do nhiều “lực cản”, vẫn còn nhiều khó khăn, với mức thu nhập thấp và nhiều áp lực đè nặng.
Thấu hiểu khó khăn cũng như tấm lòng của những người giữ rừng, Bộ trưởng chỉ đạo, cần phải có cách tiếp cận theo hướng tạo ra nhiều việc làm, nhiều sinh kế bền vững, từ đó từng bước nâng cao thu nhập dưới tán rừng của người dân, thông qua phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp gắn với doanh nghiệp. Song song với đó, phải đào tạo kỹ năng nghề cho người dân, đặc biệt là thanh niên sinh sống tại các vùng đệm của rừng đặc dụng.
Lãnh đạo ngành nông nghiệp nhấn mạnh, rừng là hệ sinh thái mở. Do đó, bảo vệ rừng, khai thác giá trị từ rừng cần được thay đổi cách tiếp cận từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị. Khai thác của rừng không chỉ một chiều mà phải trân trọng, nâng niu và vun đắp các giá trị của rừng.
“Thiên nhiên cũng như con người. Chăm sóc rừng tốt, rừng sẽ trả ơn. Chăm sóc rừng không tốt, phá rừng, thiên nhiên sẽ giận dữ và trả thù”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
TH true MILK tài trợ hàng ngàn cây giống, chung tay trồng rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và loài linh trưởng quý hiếm tại Sơn La.
Theo đại diện UNDP tại Việt Nam, trong bối cảnh mất rừng nhiều vì hoạt động nông nghiệp, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ, và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế.
Hệ thống rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu được bảo tồn và sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao sinh kế cho bà con, đồng thời đóng góp tích cực vào ngăn ngừa và chống chịu biến đổi khí hậu.
Tập thể nhân viên và nhóm đại sứ môi trường công ty Nestlé Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng “Gieo mầm xanh – ươm sự sống” nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và chào mừng Ngày Môi trường thế giới.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.