Làm trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số

Nguyễn Dương 27/08/2024 10:12

Các doanh nghiệp đừng đặt vấn đề làm trải nghiệm số, bản chất của vấn đề là làm trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số.

Vị khách hàng chọn được chiếc áo rất ưng ý và đặt mua qua trang facebook của cửa hàng, hồi hộp chờ đợi. Cô nhận hàng, trả tiền, háo hức về mặc vào và ngắm nghía.

"Không ổn rồi", một tiếng thở dài, "chẳng hợp với dáng mình tý nào cả lại còn quá chật so với hình dung". Nhưng cửa hàng không có chính sách trả lại hàng đã mua. Kỳ kèo một hồi thì họ cũng hứa “chị đợi xem có ai mua lại thì em sẽ bán lại hộ cho”.

Nhưng mãi mãi không có liên hệ nào từ cửa hàng nữa. Thi thoảng, cô lại thấy quảng cáo và video phát trực tiếp của cửa hàng nhưng cô không bao giờ còn ý định mua ở đó nữa.

Không hiểu hành trình khách hàng mua trực tuyến (online), rất nhiều cá nhân và công ty bán hàng đang đánh mất sự trung thành của khách hàng theo cách này.

Nếu bạn bán quần áo ở cửa hàng truyền thống, hành trình khách hàng diễn ra như sau: gửi xe, bước vào, lựa chọn, vào phòng thử mặc lần lượt và ngắm nghía, quyết định chọn một chiếc và ra trả tiền. Khi họ trả tiền, họ biết chắc họ đã chọn được một món đồ ưng ý, hợp dáng, thoải mái, vừa vặn.

Việc không được trả lại hàng sau khi về lại là một việc có thể chấp nhận được, nên chính sách không được trả lại hàng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Nhưng hành trình mua hàng trực tuyến thì khi bạn giao hàng, khách hàng trả tiền họ vẫn “chưa chọn được”, vì họ mới nhìn qua ảnh chứ chưa mặc thử.

Một hãng bán giày online đã quyết định cho khách hàng thoải mái trả lại hàng và hoàn 100% tiền khi mua hàng ở tất cả kênh mà nhãn hàng này phân phối. Số lượng đặt hàng tăng mạnh, vì họ đã bỏ đi rào cản rất đúng tâm lý người mua “nhỡ không phù hợp, không vừa”.

Với chính sách đó họ đã biến hành trình mua hàng online như mua hàng offline, khách hàng chọn được sản phẩm ứng ý rồi mới phải trả tiền.

Thậm chí, họ cũng chẳng cần tập trung quá nhiều vào một thứ mà nhiều người vẫn làm là chụp ảnh sản phẩm cho mình thật đẹp, đẹp hơn nhiều sự thật, và nói về nó thật hay, hay hơn thực tế sản phẩm có thể mang lại.

Bởi vì cuối cùng, nhãn hàng cho khách hàng cũng được mặc vào và quyết định, được kiểm soát lựa chọn của họ thay vì cố thao túng tâm lý họ bằng hình ảnh đẹp hơn, mô tả hay hơn, khuyến mại đúng thời điểm hơn, tạo ra sự khan hiếm hơn.

Tìm cách thao túng khách hàng là cách rất dở mà lại được rất đông nhãn hàng dùng. Dở vì đánh đổi niềm tin, đổi mối quan hệ của khách hàng để lấy một đơn hàng, một lần trong khi khách hàng còn mua cả vòng đời của họ thì lại không nghĩ đến.

Khách hàng muốn “có lựa chọn” và “kiểm soát được” các hoạt động giao dịch, và đó là một trải nghiệm họ luôn cảm thấy an tâm, thoải mái để làm. Ngược lại, họ sẽ do dự, bất an và tốt nhất là họ sẽ chọn chỗ khác.

Bản chất của vấn đề là trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số.

Trải nghiệm khách hàng rồi mới đến số

Việc bê nguyên quy trình bán hàng offline để mang sang online sẽ thất bại. Nguyên lý ở đây là quy trình phải bám theo hành trình khách hàng. Chính sách “cho đổi trả hoàn tiền thoải mái” chính là việc thấu hiểu hành trình trải nghiệm của khách hàng để cải tiến quy trình phù hợp hơn chứ không áp nguyên quy trình cũ về việc không có chính sách đổi trả sau khi khách hàng đã mua.

Bản chất của trải nghiệm khách hàng không thay đổi, bạn sẽ biết cách cải tiến quy trình khi thấu hiểu hành trình trải nghiệm dù kênh đó là kênh nào hay mô hình của bạn là mô hình gì.

Đừng đặt vấn đề trải nghiệm số, bản chất của vấn đề là trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số.

Bạn không làm chuyển đổi số, bạn làm chuyển đổi trong môi trường số

Trong một dự án tư vấn khác của VPERIA cho một ngân hàng, trong danh sách nỗi đau đã được phân tích và đưa ra, có một nỗi đau là khách hàng cài ứng dụng rất nhiều nhờ vào nỗ lực tiếp thị và chiến dịch nhân viên mời khách hàng cài, nhưng tỷ lệ và tần suất dùng rất thấp.

Đội ngũ công nghệ thông tin được giao phải cải tiến giao diện cho đẹp, tinh chỉnh các tính năng, ít bước và dễ dùng. Nhưng họ cũng không thấy kết quả được cải thiện, họ tiếp tục loay hoay.

Sau khi thực hiện các bước theo phương pháp thiết kế trải nghiệm, lý do được tìm ra bất ngờ và đơn giản. Ứng dụng không có sẵn những dịch vụ mà đối tượng khách hàng mục tiêu hay dùng như: kết nối để trả tiền điện, tiền nước và một số món thanh toán thường xuyên thì lại phải qua cầu một ví khác khá phức tạp.

Trải nghiệm khách hàng có ba yếu tố: giúp khách hàng đạt mục tiêu, thuận tiện dễ dàng, và mang lại cảm xúc tốt.

Dù ứng dụng có được thiết kế đẹp mà khách hàng không làm được việc họ muốn làm thường xuyên nhất khi vào thì cũng không khiến họ muốn dùng. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên vì có vẻ dễ nhìn ra như vậy mà sao họ lại không nhìn ra.

Không hẳn như vậy! Khi chúng ta tập trung vào chức năng của mình, chẳng hạn như bộ phận công nghệ thông tin chủ trì làm ứng dụng, mà không phải tư duy từ góc nhìn khách hàng, chúng ta hoàn toàn có thể mắc sai lầm rất cơ bản như vậy.

Trong cuốn sách “trải nghiệm khách hàng xuất sắc”, tôi đã luôn nhất mạnh, chuyển đổi số không phải là vấn đề công nghệ. Nói chính xác hơn là không bắt đầu với công nghệ mà bắt đầu với bài toán kinh doanh cần giải (ở đây là nhu cầu khách hàng với mobile app) rồi với đến công nghệ.

Bạn không làm chuyển đổi số mà bạn đang làm chuyển đổi trong môi trường số. "Digital Transformation" thì từ khóa đầu tiên là "Transformation" chứ không phải là "Digital".

Tương tự, bạn không làm trải nghiệm số, phải làm trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số. Digital customer experience, từ khóa là customer experience, hiểu cái đó rồi thì digital hay physical hay phygital bạn cũng sẽ biết phải làm gì.

Bạn là CEO, chắc bạn hiểu hai điều trên không chỉ dành cho ngành bán lẻ và ngân hàng, nó áp dụng cho bất cứ ngành nào.

Hãy dẫn dắt công ty mình làm chiến lược chuyển đổi trong môi trường số chứ đừng làm chuyển đổi số và làm trải nghiệm khách hàng trong cuộc sống số chứ đừng làm trải nghiệm số.

Không phải việc gì cũng phải trả giá về thời gian và tiền bạc mới học được và đây là một việc như vậy trong quản trị kinh doanh.

Bài học làm trải nghiệm khách hàng từ 4 câu chuyện của FPT Telecom

Bài học làm trải nghiệm khách hàng từ 4 câu chuyện của FPT Telecom

Diễn đàn quản trị -  1 năm
Xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc là một hành trình không có điểm dừng.
Ý kiến ( 0)
Starbucks giải bài toán trải nghiệm khách hàng

Starbucks giải bài toán trải nghiệm khách hàng

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Khó có thể mang lại trải nghiệm giống như khi khách hàng tương tác trực tiếp ở cửa hàng, Starbucks chú trọng vào các chi tiết nhỏ nhất nhằm tập trung vào yếu tố chất lượng của sản phẩm khi khách hàng đặt hàng trực tuyến.

Thảm họa đo lường trải nghiệm khách hàng

Thảm họa đo lường trải nghiệm khách hàng

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Đo lường trải nghiệm khách hàng để đánh giá nhân viên thay vì để thực thi chiến lược là một lỗi cực kỳ phổ biến, ở khoảng 90% doanh nghiệp hiện nay.

Hóa giải những tử huyệt trong trải nghiệm khách hàng

Hóa giải những tử huyệt trong trải nghiệm khách hàng

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Việc xây dựng trải nghiệm khách hàng (CX) phải nằm trong hoạch định chiến lược và đòi hỏi sự tham gia, nỗ lực của tất cả đội ngũ trong doanh nghiệp.

Startup kỳ lân Việt Nam cần gì hơn là chiêu trò và khuyến mãi?

Startup kỳ lân Việt Nam cần gì hơn là chiêu trò và khuyến mãi?

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

"Việt Nam cần chiến lược dài hạn, sản phẩm chất lượng và mô hình bền vững thay vì chiêu trò ngắn hạn để đạt mục tiêu 10 kỳ lân" - nhận định của bà Lynn Hoàng, Giám đốc quốc gia Binance.

Khi chi phí cho xanh hóa không còn là gánh nặng

Khi chi phí cho xanh hóa không còn là gánh nặng

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Cũng như đầu tư cho thực phẩm hữu cơ, con đường xanh hóa thường tốn kém hơn so với cách thức thông thường nhưng lại mang lại hiệu quả lâu dài.

Nhiều người trẻ lo lắng về triển vọng nghề nghiệp

Nhiều người trẻ lo lắng về triển vọng nghề nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Dù có mức độ lạc quan nhất khu vực nhưng người trẻ Việt cũng có nhiều lo ngại, đặc biệt là về vấn đề gia việc làm và bảo vệ môi trường.

Bộ thẻ điểm quản trị công ty VNCG50: Chìa khoá thu hút vốn

Bộ thẻ điểm quản trị công ty VNCG50: Chìa khoá thu hút vốn

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Bộ thẻ điểm VNCG50 sắp được công bố sẽ nhấn mạnh về tính tiên phong và cam kết trong phát triển bền vững cùng bộ tiêu chí ESG trong quản trị công ty.

Hàng trăm lần giải bài toán tăng thu giảm chi của CEO Base.vn

Hàng trăm lần giải bài toán tăng thu giảm chi của CEO Base.vn

Diễn đàn quản trị -  2 tuần

Tăng thu giảm chi theo CEO Base.vn không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn là cách doanh nghiệp xây dựng nền tảng quản trị bền vững cho tương lai.

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  2 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  6 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  6 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  7 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  7 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.