Tài chính
Lập sàn giao dịch tài sản số cần vốn gấp ba lần một ngân hàng
Sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam có yêu cầu cao về vốn điều lệ, đi kèm tỷ lệ góp vốn đang có lợi cho các ngân hàng và công ty chứng khoán.
Sàn giao dịch tài sản số cần vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng
Chia sẻ tại Vietnam Investment Forum 2025, ông Tô Trần Hòa, Phó trưởng ban phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, dự thảo Nghị quyết v/v triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá tại Việt Nam có đặt ra quy định về "Điều kiện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa" yêu cầu vốn điều lệ thực góp tối thiểu 10.000 tỷ đồng.
Con số này gây nhiều chú ý, khi đang cao hơn cả ngành ngân hàng, bảo hiểm và hàng không. Để dễ hình dung, thành lập một ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng, còn thành lập một công ty vận tải hàng không cần 300 tỷ đồng.
Nhưng đây chưa phải là những điều kiện duy nhất. Ngoài con số 10.000 tỷ đồng, dự thảo Nghị quyết còn quy định tỷ lệ 35% vốn phải đến từ ít nhất hai tổ chức thuộc nhóm: ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, công ty công nghệ.
Với 65% vốn góp còn lại, yêu cầu cổ đông là các tổ chức và không phải là nhà đầu tư cá nhân. Lý giải về một loạt những quy định có phần "thận trọng", ông Hòa cho rằng, thị trường tài sản số còn mới mẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên cần có sự tham gia của các tổ chức đã có nền tảng vững chắc về tài chính.
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tin tưởng, các ngân hàng thương mại đã có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng đảm bảo thanh khoản, am hiểu khách hàng và đặc biệt là có kinh nghiệm dày dặn trong việc phòng chống rửa tiền.
Trong khi đó, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ lại có kinh nghiệm trong việc xử lý giao dịch, khớp lệnh và quản lý tài sản cho khách hàng.
Còn các công ty công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành giao dịch dựa trên nền tảng blockchain. Cuối cùng, các công ty bảo hiểm có thể cung cấp các giải pháp bảo hiểm rủi ro cho nhà đầu tư.
"Ban đầu còn có những đề xuất về mức vốn lên đến 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn thí điểm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định mức 10.000 tỷ đồng là phù hợp với năng lực của các doanh nghiệp hiện nay", ông Hòa chia sẻ.
Ông cũng so sánh thị trường tài sản số với thị trường chứng khoán hiện tại, nơi tổng vốn của cả hai sở giao dịch Việt Nam cộng lại chỉ khoảng 7.000 tỷ đồng, và Tổng công ty Lưu ký Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 3.000 tỷ đồng.
Do đó, với một sàn giao dịch tài sản số có đầy đủ các nghiệp vụ như tổ chức thị trường giao dịch, thanh toán, lưu ký, thì mức vốn 10.000 tỷ đồng là "hợp lý" và cần thiết để đảm bảo vận hành ổn định, an toàn cho thị trường.
Một yếu tố quan trọng khác được ông Hòa đề cập là "bằng chứng dự trữ" (Proof of Reserve) mà nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa phải công khai để đảm bảo khả năng hoàn trả cho nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, tại Việt Nam, quy định này chưa được áp dụng ngay lập tức.
Thay vào đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ cho phép các sàn giao dịch tài sản số được thực hiện nghiệp vụ tự doanh với nguồn vốn 10.000 tỷ đồng, tạo điều kiện cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua tài sản và đóng vai trò tạo lập thị trường, thay vì chỉ "găm" vốn chết một chỗ.

Quy định có lợi cho ngân hàng và công ty chứng khoán?
Xoay quanh yêu cầu tỷ lệ vốn góp, nhiều ý kiến cho rằng, những quy định này đang có lợi cho các ngân hàng và công ty chứng khoán trong "cuộc đua" giành giấy phép thành lập sàn giao dịch tài sản số.
Bà Đoàn Mai Hạnh, Giám đốc cao cấp kinh doanh và tự doanh thị trường tài chính của TCBS nhận định, những động thái gần đây của cơ quan quản lý trong việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số là rất mở, thể hiện sự thừa nhận tài sản số như một loại tài sản chính thức.
Theo bà, điều này sẽ mở ra cơ hội cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường, từ tổ chức cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp huy động vốn đến nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bà Hạnh cũng nhấn mạnh rằng, tài sản mã hóa là một lĩnh vực mới và tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ định giá, đến vấn đề an ninh mạng. Do đó, việc cơ quan quản lý đưa ra những yêu cầu chặt chẽ và thận trọng trong giai đoạn thử nghiệm là phù hợp, nhằm bảo vệ cả tổ chức tham gia thị trường và nhà đầu tư.
Bà cũng thừa nhận, với việc được nêu tên trong dự thảo, các ngành như ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm và công nghệ đang có lợi thế nhất định để tham gia vào thị trường mới này.
Dù vậy, lãnh đạo TCBS cũng chỉ ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường này. Yêu cầu về vốn 10.000 tỷ đồng là một con số không hề nhỏ, đặt ra bài toán huy động vốn thực góp và quản lý nguồn vốn hiệu quả, đảm bảo thanh khoản, phòng chống rủi ro và đạt được hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, điều kiện về tỷ lệ 35% cổ đông phải thuộc hai trong năm ngành nghề được chỉ định cũng tạo ra áp lực về sự đồng thuận và thống nhất giữa các cổ đông.
Bà Hạnh cũng lưu ý về tính "xuyên biên giới" và hoạt động 24/7 của thị trường tài sản số, đòi hỏi các đơn vị tham gia phải đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống bảo mật và an toàn.
Về phía công ty chứng khoán, CEO SSI Digital, ông Mai Huy Tuần, cho biết SSI đã tham gia sâu vào thị trường từ lâu, chuẩn bị nguồn lực, đội ngũ và đang chờ đợi thông tin chính thức từ dự thảo luật để có thể tuân thủ các quy định.
SSI đã chuẩn bị 200 nhân sự chuyên biệt, cơ sở hạ tầng, phần mềm, kết nối và học tập kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài và đơn vị lưu ký. Ông Tuần khẳng định SSI rất sẵn sàng và chỉ cần khung pháp lý cụ thể từ Chính phủ.
Tương tự, phía TCBS cũng đã triển khai công nghệ blockchain từ năm 2022 và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh. Bà Hạnh tin tưởng, khi pháp lý hoàn thiện, TCBS sẽ có thể triển khai mảng kinh doanh tài sản số một cách nhanh chóng.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nami Foundation hợp tác Chainalysis cam kết tuân thủ các quy định về tài sản số
Nami Foundation, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực tài sản số và tài chính công nghệ tại Việt Nam, chính thức công bố hợp tác cùng Chainalysis, đảm bảo việc tuân thủ các quy định bắt buộc đối với tài sản số.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ metaverse?
Ngoài tỷ lệ dân số tiếp cận Internet cao, Việt Nam còn nằm trong top 10 quốc gia sở hữu tài sản số lớn nhất thế giới nhờ dân số trẻ, nguồn nhân sự dồi dào, lợi thế cạnh tranh, xu hướng GameFi đã cho thấy điều đó.
Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022
Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững
Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.
Chủ tịch TCBS: Người Việt đang tìm tới tiền số, vàng số
Hoạt động đầu tư tài sản số, tiền số đang diễn ra âm thầm tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta đầu tư và tích lũy của cải.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.
Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Chuyển giao bắt buộc tái định hình cục diện ngành ngân hàng?
FiinRatings đánh giá, chuyển giao bắt buộc cũng tạo ra sự phân hóa tích cực trong ngành ngân hàng, khi MBBank, VPBank và HDBank từng bước nâng cao vị thế.
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng vọt
Giá chung cư Hà Nội trong quý II tăng tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ sụt giảm mạnh, cho thấy người mua đang ngày càng thận trọng hơn trước những diễn biến thị trường.
Hà Nội dùng 284 màn hình LED lớn phục vụ đại lễ 2/9
Trải dọc hơn 10km tuyến diễu hành, Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED được huy động và lắp mới, đặt tại các cửa ngõ và địa điểm công cộng, kết hợp với gần 400 loa truyền thanh.
Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững
Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.
Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số
Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.
Đặt taxi Xanh SM, rước ô tô điện VinFast VF 3 về nhà
Năm khách hàng may mắn đã được xướng tên trong buổi livestream trao giải lớn nhất từ trước đến nay của chiến dịch "Hào khí Việt Nam - sức xanh lan tỏa" do Xanh SM tổ chức. Mỗi người trong số họ sẽ nhận được một chiếc ô tô điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng.