Liên doanh Ciputra lãi lớn nhờ chuyển nhượng đất?

Trần Anh Thứ hai, 03/06/2019 - 09:35

Việc chuyển nhượng các lô đất sẽ thu hút thêm các chủ đầu tư tham gia hoàn thiện khu đô thị rộng Ciputra Hà Nội, đồng thời mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho liên doanh.

Báo cáo tài chính của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị UDIC (UDIC) cho biết, cổ tức thu được từ các đơn vị thành viên trong năm 2018 đạt 634,5 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2017.

Khoản lợi nhuận này đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh cả năm 2018 của UDIC. Cụ thể, Tổng công ty báo lãi 784,2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm trước.

Đến cuối năm ngoái UDIC có 2 công ty con, 5 công ty liên doanh và hơn chục công ty liên kết cũng như công ty nhận đầu tư góp vốn khác. Trong đó, phần lớn các công ty có quy mô vốn đầu tư nhỏ, từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Khoản đầu tư lớn nhất của UDIC chính là Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long (liên doanh Ciputra).

Đây là liên doanh hình thành hơn 20 năm trước giữa UDIC và Tập đoàn Ciputra của Indonesia để phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một trong những khu đô thị nổi tiếng nhất ở Hà Nội.

Liên doanh Ciputra đăng ký vốn điều lệ là 300 triệu USD và công ty của Việt Nam góp 30% bằng quyền sử dụng đất của khu đô thị (khoảng 300 ha). Giá trị vốn góp của UDIC được ghi nhận theo tiến độ giải phóng mặt bằng và bàn giao cho chủ đầu tư dự án.

Trong năm 2018, giá trị vốn góp của UDIC trong liên doanh đã tăng thêm gần 600 tỷ đồng, đạt 1.836 tỷ đồng nhưng vẫn chưa đủ so với phần vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh công bố năm 2015 (khoảng 2.052 tỷ đồng). Phần vốn góp còn lại của của Tập đoàn Ciputra vào khoảng 4.789 tỷ đồng được góp một phần từ lợi nhuận của liên doanh trong những năm qua.

Phần lợi nhuận được chia từ liên doanh Ciputra của UDIC không được công bố chi tiết. Tuy nhiên các số liệu tài chính cho thấy, thu nhập cổ tức từ các đơn vị thành viên của UDIC năm 2016 và 2017 lần lượt là 118 tỷ đồng và 190 tỷ đồng.

Trong vài năm gần đây, khi thị trường bất động sản sôi động, bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng khu đô thị, liên doanh Ciputra cũng đẩy nhanh việc phát triển dự án căn hộ với việc đầu tư một loạt khu thấp tầng như Grand Gardenville, Central Park và cao tầng theLINK. Các dự án này góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của liên doanh.

Đáng chú ý, khoản lợi nhuận từ công ty thành viên của UDIC tăng bất thường trong năm 2018, sau khi liên doanh Ciputra ồ ạt chuyển nhượng dự án và các lô đất trong khu đô thị từ giữa năm 2018.

Cụ thể, vào tháng 10/218, liên doanh đã ký các hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng nhiều lô đất trong khu đô thị như khu đất thương mại hỗn hợp TM01 có diện tích hơn 5,2 ha, 2 khu đất có chức năng xây nhà ở chung cư cao tầng rộng gần 40.000 m2, 4 khu đất xây trường học rộng khoảng 45.000 m2, và một khu đất có chức năng xây dựng nhà thấp tầng khác.

Khu đô thị Ciputra Hà Nội có tổng mức đầu tư 2,1 tỷ USD, dự kiến xây dựng 50 tòa nhà cao tầng và 2.500 căn nhà thấp tầng. Do đó, việc chuyển nhượng các lô đất sẽ có thêm nhiều chủ đầu tư tham gia hoàn thiện khu đô thị rộng lớn này. Đồng thời cũng mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho liên doanh Ciputra ngay trong ngắn hạn thay vì tiếp tục ôm đất như hàng chục năm qua.

Trước đó, trong năm 2017, liên doanh Ciputra đã chuyển nhượng dự án Ciputra Hanoi Mall cho tập đoàn Lotte của Hàn Quốc. Đây là dự án trung tâm thương mại trong quy hoạch khu đô thị Ciputra rộng 7,3ha và giá trị đầu tư 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi khởi công năm 2007, đến năm 2012 dự án dừng thi công ở phần móng. Tập đoàn Lotte dự kiến đầu tư 300 triệu USD để tái khởi công dự án này.

Gần đây, liên doanh Ciputra tiếp tục chuyển nhượng thêm một số lô đất trong khu đô thị cho Tập đoàn Vimedimex. Cụ thể, Vimedimex đã mua lại lô đất TM01 rộng gần 20.000 m2, nằm sát đường Võ Chí Công.

Theo quy hoạch, khu đất này có chức năng thương mại - dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp. Dù vậy gần đây các môi giới bắt đầu rao bán căn hộ officetel tại vị trí này trong một dự có tên The Lotus Center bao gồm cả nhà cao tầng và thấp tầng.

Tập đoàn Vimedimex đồng thời còn đặt cọc liên doanh Ciputra để mua các lô đất ký hiệu CT05, CT06 có tổng diện tích 59.629 m2 nằm gần lô TM01.

Trong khi đó, một công ty liên quan đến Vimedimex là Công ty bất động sản Thanh Trì đặt cọc mua lại lô đất BT05 tại Ciputra từ UDIC. Lô đất này có quy hoạch là 81 căn nhà ở thấp tầng trên diện tích gần 14.000 m2.

Vimedimex Group mua lại nhiều khu đất tại Ciputra

Vimedimex Group mua lại nhiều khu đất tại Ciputra

Doanh nghiệp -  5 năm
Từ một doanh nghiệp dược phẩm, Vimedimex Group đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản trong các năm gần đây với nhiều dự án lớn tại Hà Nội.
Vimedimex Group mua lại nhiều khu đất tại Ciputra

Vimedimex Group mua lại nhiều khu đất tại Ciputra

Doanh nghiệp -  5 năm
Từ một doanh nghiệp dược phẩm, Vimedimex Group đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản trong các năm gần đây với nhiều dự án lớn tại Hà Nội.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Nhịp cầu kinh doanh -  1 phút

UBND tỉnh Vĩnh Long đã khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án Khu dân cư Phước Thọ để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh lần 1.

Khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky

Khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky

Bất động sản -  44 phút

Phú Long vừa khai trương Phu Long Pavilion, nhằm giới thiệu các dự án trên toàn quốc và trải nghiệm căn hộ mẫu Essensia Sky thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn.

Be Group lấn sân mảng dịch vụ giúp việc theo giờ

Be Group lấn sân mảng dịch vụ giúp việc theo giờ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Dịch vụ mới của Be Group đặt mục tiêu tạo ra hàng chục nghìn cơ hội tăng thu nhập cho người giúp việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ.

Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z

Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.

Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam

Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.

Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử

Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử

Tiêu điểm -  17 giờ

Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.

Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  18 giờ

Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.