Diễn đàn quản trị
Liên kết du lịch, giáo dục, nông nghiệp ở Malaysia
Du lịch, nông nghiệp và giáo dục ở Malaysia có mối liên hệ hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau.
Acumen, tổ chức tư vấn giáo dục quốc tế, dẫn thống kê của UNESCO ngày 7/2/2024, Việt Nam có hơn 132 nghìn du học sinh năm học 2021 - 2022. Malaysia và Indonesia, mỗi nước có hơn 56 nghìn, Thái Lan 32 nghìn.
Việt Nam cũng dẫn đầu số lượng du học sinh tốt nghiệp trở về, nhiều nhất là ngành công nghệ.
Ba thị trường hàng đầu của du học sinh Việt Nam là Nhật Bản với hơn 44.100, Hàn Quốc gần 25 nghìn, Mỹ hơn 23.100.
Tại ASEAN, hơn 9 nghìn du học sinh Việt Nam ở Singapore, ở Malaysia 1.054, Thái Lan khoảng 600.
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, hiện có khoảng 190 nghìn du học sinh Việt Nam tại nước ngoài bao gồm cả học sinh phổ thông và khoảng 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam.
Trong số 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài ở Việt Nam, Lào chiếm hơn một nửa với 14 nghìn người, Campuchia 3 nghìn người, các nước khác 5 nghìn người.
Con số này ở Malaysia là hơn 130 nghìn người và Singapore là trên 86 nghìn người thuộc 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Những số liệu này chứng tỏ, Việt Nam là thị trường hấp dẫn của du học, đồng thời cũng phản ánh thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam. Không ai phủ nhận những nỗ lực vươn lên của các trường đại học trong thời gian quan nhưng vẫn kém xa các nước trong khu vực.
Theo GS. Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, giáo dục đại học Việt Nam rất yếu trong vấn đề quốc tế hóa tại chỗ.
Đảo quốc Singapore chỉ bằng khoảng 1/3 diện tích và 1/2 dân số TP.HCM nhưng là cường quốc kinh tế với GDP đầu người là 58.484USD.
GDP đầu người Malaysia 10.292USD xếp thứ ba ASEAN, gấp ba Việt Nam nhưng học phí, sinh hoạt phí tương đương và chất lượng giáo dục hơn hẳn.
Các phân hiệu quốc tế lừng danh như Đại học Monash, Đại học Curtin (Úc), Đại học Southampton, Đại học Nottingham (Anh), Đại học Dublin (Ireland)... học phí chỉ bằng 1/2 ở chính quốc. Đó là lý do ngày càng nhiều người chọn du học Malaysia.
Các trường đại học thường xét đầu vào dựa trên thành tích học tập chính quy của học sinh, hoặc thông qua các bài thi chuẩn hóa kèm theo chứng chỉ tiếng Anh, thủ tục nhập học đơn giản.
Khoảng cách TP.HCM – Kuala Lumpur gần hơn TP.HCM – Hà Nội. Du học sinh tốt nghiệp, dễ dàng ở lại làm việc, không cần về nước xin giấy phép lao động. Diện tích tương đương, dân số bằng 1/3 nhưng lượng khách quốc tế đến Malaysia năm 2023 gấp 2,25 lần Việt Nam.
Tổng cục Du lịch Malaysia thuộc Bộ Văn hóa nghệ thuật và du lịch, có văn phòng tại 34 quốc gia. Các tòa đại sứ và lãnh sự đều có tùy viên và lãnh sự từng lĩnh vực. Tổng lãnh sự Malaysia tại TP.HCM có lãnh sự du lịch, lãnh sự giáo dục... văn phòng đặt tại phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức.
Họ thường xuyên tổ chức sự kiện, gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp lữ hành, tư vấn du học, báo chí Việt Nam; quy mô tổ chức nhỏ nhưng thân mật, thiết thực, hiệu quả. Có khi tổng lãnh sự chủ trì, có khi là các tùy viên phối hợp.
Bộ ba lãnh sự du lịch, lãnh sự giáo dục và chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia (du lịch nông nghiệp) thường xuyên có mặt, tranh thủ tham gia các sự kiện để quảng bá hình ảnh Malaysia, thông qua sự thân thiện, bình dị của mình.
Du lịch Malaysia không có rượu, bia và "ăn chơi tới bến" như Thái Lan, ngoại trừ khu giải trí phức hợp Genting. Xét theo đầu dân số, năm 2019 du lịch Malaysia đón 28 triệu khách (34 triệu dân), Thái Lan đón 39,8 triệu khách (72 triệu dân). Năm 2023, Malaysia quốc gia duy nhất ở châu Á có tổng lượng khách vượt trước dịch.
Malaysia có nhiều khu bảo tồn sinh thái biển, đảo, rừng gắn với nông nghiệp và bảo tồn văn hóa độc đáo. Paddy Museum, bảo tàng lúa gạo đẹp và ấn tượng, dù Malaysia không phải cường quốc xuất khẩu gạo.
Du lịch nông nghiệp (DLNN) Malaysia chưa có những điển hình tầm cỡ như Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu), Thái Hải (Thái Nguyên), Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình)… nhưng có nhiều điều đáng học tập và vận dụng về tổ chức, quản lý DLNN.
Ông Dato HJ Sahariman Hamdan, Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia cho biết: “Các homestay ở Malaysia thể hiện tính cộng đồng và luôn gắn với nông nghiệp. Homestay chỉ có ở vùng ngoại ô phố thị với các kiểu nhà truyền thống. Phải liên kết, tối thiểu năm hộ gia đình trở lên tham gia, được bộ chủ quản cấp phép theo tiêu chí cụ thể”.
Luật Malaysia quy định chủ homestay phải là người đã lập gia đình, vợ chồng đủ sức khỏe, gia đình đầm ấm (địa phương xác nhận), trong không gian làng xã, có khoảng cách tối thiểu so với các homestay xung quanh, dựa theo quy luật cung cầu du lịch. Luật cụ thể và chuẩn hóa từng loại dịch vụ, thống nhất giá cả, chính sách.
Hiệp hội Homestay Malaysia là tổ chức dân sự, hoạt động độc lập, tự chủ tài chính. Kinh phí chủ yếu từ việc tổ chức sự kiện và các dự án thiết thực được hỗ trợ từ Tổng cục Du lịch, Bộ Giáo dục, Bộ Nông nghiệp…
Các hoạt động xúc tiến, tham gia sự kiện ở nước ngoài, có thể được hỗ trợ kinh phí tới 70%. Nhà nước tạo điều kiện tối đa và hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi đầu tư, không tặng tiền mặt hoặc vật dụng, trang thiết bị.
Các thành viên tự nguyện tham gia hiệp hội vì được hỗ trợ huấn luyện nghiệp vụ, tiếp thị và truyền thông sản phẩm chung, chuẩn hóa dịch vụ, liên kết đối tác, tham gia các sự kiện trong và ngoài nước, tìm và chia sẻ nguồn khách… Du lịch nông nghiệp cung cấp những trải nghiệm độc đáo với giá cả hợp lý mà các lĩnh vực khác không có.
DLNN và giáo dục có mối liên hệ hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Các chương trình ngoại khóa, trải nghiệm, thực nghiệm, lưu trú… giúp du học sinh hiểu hơn văn hóa bản địa.
Họ chính là những sứ giả kết nối du lịch Malaysia với người thân, bạn bè rất hiệu quả. Việc liên kết tổ chức sự kiện còn tiết kiệm chi phí lẫn thời gian cho những người tham gia.
Festival Homestay Asean 2024 do Hiệp hội Homestay Malaysia tổ chức định kỳ tại homestay Jalan Ampang, ngoại ô Kuala Lumpur diễn ra từ ngày 1 – 5/6 tới. Dự kiến có 500 đại biểu tham dự gồm 200 homestay từ 10 quốc gia ASEAN (trừ Timor Leste), 50 đại biểu các nước khác. Riêng Malaysia có 150 đại biểu homestay và 100 đại biểu các trường đại học.
Ba hoạt động chính của Festival Homestay Asean 2024 là: Tọa đàm, hội thảo đầu bờ và chia sẻ kinh nghiệm – trưng bày, bán sản phẩm và trình diễn văn hóa – trải nghiệm homestay Malaysia.
Năm nay, đoàn đại biểu homestay Việt Nam do Câu lạc bộ Du lịch cộng đồng nông nghiệp Việt Nam (thuộc Tạp chí Du lịch TP.HCM) tổ chức, lần đầu tham dự các hoạt động festival.
Đoàn sẽ kết hợp tham quan Kuala Lumpur, Putrajaya, Genting, trao đổi kinh nghiệm, ký kết hợp tác với các nước và hy vọng mở ra hướng đột phá cho DLNN Việt Nam.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Lửa Việt Tours, Chủ nhiệm CLB Du lịch cộng đồng nông nghiệp Việt Nam
Trăn trở với 'mỏ vàng' du lịch nông nghiệp
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.