Lĩnh vực nội dung số đang thiếu nhân lực chất lượng cao

Việt Hưng Thứ tư, 26/04/2023 - 15:17

Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) đánh giá, do sự phát triển của quá nhanh của các loại hình nội dung cũng khiến Việt Nam chưa có các mục tiêu và chiến lược tổng thể phát triển ngành nội dung số.

Thế giới phẳng cho lĩnh vực nội dung số

Theo số liệu được công bố bởi ông Tạ Mạnh Hoàng - Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA), tính đến quý 1/2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương 79,1% tổng dân số. Số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu kết nối, với số lượng người sử dụng mạng xã hội là 70 triệu người.

Thống kê dựa trên các nền tảng nội dung xuyên biên giới ghi nhận Việt Nam có 66,2 triệu người dùng Facebook; 63 triệu người dùng Youtube; 10,3 triệu người dùng Instagram; 49,86 triệu người dùng Tik Tok, với khoảng 2 triệu thuê bao Netflix.

Hành vi tiêu dùng số cũng có sự dịch chuyển đáng kể với 4 xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng số như: mua sắm trên mạng xã hội; trải nghiệm VR/AR; social video; và trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, thị trường phim hoạt hình trên toàn cầu cũng tăng trưởng ngoạn mục, ước đạt 391,19 tỷ USD năm 2022 và dự kiến lên tới 587,1 USD vào năm 2030. Riêng lĩnh vực hoạt hình 3D đang tăng tốc phát triển rất nhanh, doanh thu hoạt hình 3D dự kiến tăng đến 47,021 triệu USD vào năm 2030.

Theo ông Tạ Mạnh Hoàng, Việt Nam đang có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh và tính sáng tạo cao. Nhiều trường tham gia đào tạo thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam: ĐH FPT, ĐH Phương Đông, ĐH Bưu chính viễn thông, Cao đẳng truyền hình,...

Điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ là thúc đẩy kinh tế số thành ngành mũi nhọn. Nhà nước đã và đang xây dựng một loạt chính sách tạo các hành lang pháp lý thuận lợi hoạt động kinh doanh, nghiên cứu chính sách thuế, hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lĩnh vực nôi dung số đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Ông Tạ Mạnh Hoàng - Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA)

Thách thức với doanh nghiệp Việt Nam

Đi cùng với những thuận lợi, Chủ tịch DCCA cũng chỉ ra những thách thức, khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên có thể kể đến là mô hình kiếm tiền nhanh phổ biến ở Việt Nam hiện nay chủ yếu mang tính tự phát và mang tính rủi ro cao.

Số lượng các doanh nghiệp startup nhiều, nhưng quy mô nhỏ và thời gian tồn tại ngắn. Đến hết 2022, Việt Nam có khoảng 3.800 startup, đứng thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, nhưng chỉ 50% startup tồn tại sau 5 năm hoạt động.

Ông Tạ Mạnh Hoàng cho rằng, Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vai trò là tổng công trình sư, đủ tầm nhìn thiết kế sản phẩm một cách toàn diện - đa dòng, đa mảng như mô hình sản phẩm 360 của Nhật - Hàn - Mỹ.

Bên cạnh đó, sức cạnh tranh yếu dẫn tới doanh nghiệp Việt dễ bị tổn thương khi ra nhập thị trường quốc tế. Trường hợp một doanh nghiệp lớn ở Anh đã lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ để tranh chấp bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo của Sconnect Việt Nam.

Cũng doanh nghiệp ở Anh khởi kiện hơn 30 vụ xâm phạm quyền tác giả, nhãn hiệu ở Trung Quốc, 02 vụ ở Nga. Một số doanh nghiệp game của Việt Nam bị vướng vào kiện tụng sở hữu trí tuệ từ các công ty Trung Quốc, Nhật Bản. Việt Nam bị gán nhãn là nước có vi phạm bản quyền phổ biến.

Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có các sản phẩm tạo được tiếng vang lớn, dẫn tới thiếu cơ hội kinh doanh và giá trị nguồn lao động chưa cao. Nhận thức của người dùng sản phẩm nội dung số chưa cao, dễ bị lôi kéo vào các sản phẩm tiêu cực không mang nhiều giá trị, chưa tôn trọng bản quyền.

"Sự phát triển của quá nhanh của các loại hình nội dung cũng khiến Việt Nam chưa có các mục tiêu và chiến lược tổng thể kịp thời để hỗ trợ phát triển ngành nội dung số. Sáng tạo hay kinh doanh trên nền tảng số chưa được thực sự được coi là một mảng kinh doanh và có tỷ trọng cụ thể trong nền kinh tế. Chúng ta còn thiếu đi những hành lang pháp lý để bảo vệ và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trên trường quốc tế, chưa có các phương án bảo vệ trước tranh chấp có thể xảy ra", Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam nhấn mạnh.

Lĩnh vực nôi dung số đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao 1
Lĩnh vực nôi dung số đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Giải pháp để chinh phục thị trường quốc tế

Với những điểm mạnh và điểm yếu nêu trên, ông Tạ Mạnh Hoàng cũng chia sẻ về kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển của một đơn vị sáng tạo nội dung cho thị trường quốc tế.

Theo ông Hoàng, doanh nghiệp nội dung số Việt Nam nên nghiên cứu và vận dụng mô hình phát triển thành công của các doanh nghiệp: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.

Từ đó, phát triển mô hình sản phẩm IP (tài sản sở hữu trí tuệ): đa dạng dòng sản phẩm, đa dạng nền tảng kinh doanh. Kiên trì chinh phục từng dòng sản phẩm, nền tảng kinh doanh, mảng kinh doanh từ thị trường trọng tâm mở rộng ra toàn thế giới.

Doanh nghiệp cần xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, coi đây là bước chuyển từ mô hình kiếm tiền nhanh sang mô hình phát triển có chiều sâu.

Đồng thời, tăng cường giao lưu liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cùng mảng trong nước và quốc tế, tham dự các triển lãm, hội trợ cùng mảng quốc tế, tiếp cận và học hỏi các mô hình quản trị hiện đại, các công nghệ mới, tuyển dụng và bồi dưỡng phát triển đội ngũ chuyên gia trong mảng.

"Kết nối với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, tham vấn chính sách phát triển cùng cơ quan nhà nước. Chia sẻ những vướng mắc, các khó khăn làm cơ sở để tạo nên sự kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước tạo sự thuận lợi xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển tổng thể mảng, tạo dựng các cơ hội kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế", Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam nói.

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Tiêu điểm -  1 năm
Ngành nội dung số tại Việt Nam tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.
Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Tiêu điểm -  1 năm
Ngành nội dung số tại Việt Nam tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.
Nhiều vướng mắc trong các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

Nhiều vướng mắc trong các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

Tiêu điểm -  1 năm

Quy trình, thời gian thẩm định kéo dài, khó khăn trong cân đối nguồn lực đất đai… là một số tồn tại, vướng mắc được Bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ ra trong triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 thời gian qua.

Sử dụng tối đa các công cụ để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp

Sử dụng tối đa các công cụ để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 năm

Thủ tướng yêu cầu tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp trên thị trường tài chính; tạo điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng thanh toán cho các trái chủ; bên cạnh tháo gỡ về pháp lý, cần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bất động sản; giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay…

Chính sách thuế hiệu quả trước thuế suất tối thiểu toàn cầu

Chính sách thuế hiệu quả trước thuế suất tối thiểu toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm

Việt Nam cần sớm áp dụng cơ chế thuế suất bổ sung tối thiểu nội địa (QDMTT) để đảm bảo giành quyền đánh thuế, không thu thừa thuế của doanh nghiệp khi thế giới triển khai thực hiện chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Chính phủ thúc quy hoạch điện VIII

Chính phủ thúc quy hoạch điện VIII

Tiêu điểm -  1 năm

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch điện VIII, báo cáo xin ý kiến Thường trực Chính phủ.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  53 phút

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  4 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  4 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.