Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Việt Hưng Chủ nhật, 02/04/2023 - 20:08

Ngành nội dung số tại Việt Nam tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT, lĩnh vực nội dung số phát triển rất nhanh trong thời gian qua, với doanh thu năm 2022 ước tính là khoảng 800 triệu USD.

Dù nhiều dư địa, nội dụng số chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (khoảng 148 tỉ USD năm 2022). Theo ông Nghĩa, đây sẽ là điều thôi thúc những nhà sáng tạo phát triển hơn nữa, nhằm tận dụng tối đa lợi thế của Việt Nam là chi phí sản xuất thấp hơn so với trung bình thế giới hàng chục lần.

Bên cạnh việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, ông Nghĩa cho rằng cơ quan quản lý cần có chính sách ưu đãi về thuế, cả thuế thu nhập cá nhân lẫn thuế thu nhập doanh nghiệp, để duy trì lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, cũng như giữ chân các chuyên gia.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng sáng tạo nội dung số là một trong những cấu phần quan trọng của công nghệ số - một trong những ngành không thể thiếu trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam.

Tuy ngành nghề về sáng tạo nội dung còn mới, nhưng Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp nội dung số có vị thế trên thị trường.

Ông cho rằng, tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.

Nhắc tới việc quản lý nội dung, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh sáng tạo nội dung số là một phần căn cốt của công nghiệp nội dung số, đã được ưu tiên thúc đẩy phát triển nhưng còn gặp nhiều vấn đề về cấp phép, quá trình tiền kiểm, hậu kiểm,... khi doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khi cung cấp lên hệ thống hay các nền tảng xuyên biên giới.

Với các vấn đề về thuế, theo quy định hiện có thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Đây cũng là một trong những điểm chính cần tìm hướng gỡ trong bối cảnh sáng tạo nội dung số được nhìn nhận như một hoạt động kinh doanh thông thường, chưa có các quy định cũng như ưu đãi cho ngành nghề, mà thậm chí còn bị tình trạng thuế chồng thuế khi kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới.

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT

Theo chính sách của YouTube, các nhà sáng tạo nội dung ở ngoài Hoa Kỳ, nếu đăng ký thuế tại nước này, sẽ chịu khấu trừ 30% thuế thu nhập cho các lượt xem đến từ Hoa Kỳ. Lượt xem từ quốc gia khác sẽ không bị khấu trừ thuế.

Cũng trong chính sách của YouTube, nếu không đăng ký thuế tại Hoa Kỳ, nhà sáng tạo nội dung từ các quốc gia ngoài Hoa Kỳ sẽ bị khấu trừ 24% thuế thu nhập cho tổng lượt xem toàn cầu.

Khi dòng tiền về Việt Nam, nhà sáng tạo cá nhân phải nộp thêm 7%, bao gồm 5% VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân. Còn tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trên YouTube phải đóng khoản thuế là 30%, gồm 10% VAT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Việt Tiệp, chuyên viên cao cấp về kế toán thuế, đại diện Liên minh Sáng tạo Nội dung số (DCCA) nhận xét, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên YouTube tại Việt Nam đang phải chịu 2 lần thuế đối với khoản doanh thu từ lượt xem tại Hoa Kỳ. "Bản chất là họ đang bị nộp thuế chồng thuế", ông Tiệp nói.

Từ năm 1992, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 60 hiệp định đã có hiệu lực áp dụng. Với Hoa Kỳ, Việt Nam đã ký hiệp định vào 7/7/2015 nhưng do Chính phủ Hoa Kỳ chưa phê chuẩn nên Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ chưa có hiệu lực thi hành.

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quy định, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam có thu nhập tại Hoa Kỳ khi đã đóng thuế cho nước bạn thì không cần đóng thuế cho nước ta. Trên cơ sở đó, ông Tiệp nhận định: "Việc sớm thực thi hiệp định là bước đi quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng về thuế lên vai những nhà sáng tạo nội dung số tại Việt Nam".

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số 1
Ông Nguyễn Việt Tiệp, đại diện Liên minh Sáng tạo Nội dung số (DCCA)

Từ thực tế này, Hội Truyền thông số Việt Nam kiến nghị, Tổng cục Thuế xem xét áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với các cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ nội dung số trên các nền tảng quốc tế.

Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc tránh đánh thuế 2 chiều với các nguồn thu nhập từ các quốc gia đã ký kết Hiệp định với Việt Nam đối với các tổ chức/cá nhân kinh doanh nội dung số trên các nền tảng toàn cầu. Kiến nghị Chính phủ thúc đẩy để Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ sớm được thực thi.

Thứ hai, với các nội dung số sản xuất kinh doanh phục vụ cho thị trường nước ngoài, cho người xem nước ngoài áp dụng thuế suất VAT là 0% (VAT 0% với cả cá nhân và doanh nghiệp).

Với thu nhập từ lượt xem tại Việt Nam: Cá nhân áp dụng VAT 2%, thuế TNCN 1%; Với doanh nghiệp VAT là 10%.

Cùng với đó, Hội Truyền thông số Việt Nam cũng kiến nghị, nhà nước xem xét để hỗ trợ, thúc đẩy ngành công nghiệp nội dung số với các chính sách ưu đãi về: Thuế, ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ đào tạo nhân lực… tương tự như ưu đãi đối với thuộc lĩnh vực phần mềm và công nghệ cao.

Cụ thể, sản phẩm thuộc ngành phần mềm và công nghệ cao đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, giảm 50% trong 9 năm, cùng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư khác.

PGS.TS Lý Phương Duyên, giảng viên Học viện Tài chính nhìn nhận, hành lang pháp lý cũng như nguyên tắc thu thuế đã không phù hợp với tình hình hiện nay khi các đối tượng thu thuế chuyển từ dạng thực thể sang các dạng dịch vụ xuyên biên giới.

Những khó khăn này không chỉ gặp riêng ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo nội dung số trong nước còn gặp khó khăn trong việc kê khai, hạch toán chi phí, dẫn đến không được hưởng những ưu đãi về thuế.

"Chúng tôi đang tham gia cùng nhiều tổ chức và các dự án để tìm hiểu kỹ hơn cách các thực thể trong nền kinh tế số vận hành. Từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu đề xuất lên cơ quan thuế để có thể giảm bớt việc trốn thuế nhưng đảm bảo sự phát triển cho các doanh nghiệp, cá nhân trong nước với thị trường toàn cầu", bà Duyên cho hay.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?

Tiêu điểm -  1 năm
Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt với trò chơi điện tử trên mạng, trong đó xếp game trực tuyến nằm chung danh mục với đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, và thuốc lá điện tử.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?

Tiêu điểm -  1 năm
Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo áp thuế tiêu thụ đặc biệt với trò chơi điện tử trên mạng, trong đó xếp game trực tuyến nằm chung danh mục với đồ uống có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, và thuốc lá điện tử.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2023

Tiêu điểm -  1 năm

Từ tháng 4/2023, nhiều chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật trong đó là các quy định liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng, kiểm định chất lượng đầu vào công chức, bổ sung bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội...

EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022

EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022

Tiêu điểm -  1 năm

Đây là thông tin mới công bố của Bộ Công thương liên quan tới kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN.

Vương quốc Anh sắp gia nhập CPTPP

Vương quốc Anh sắp gia nhập CPTPP

Tiêu điểm -  1 năm

Chính phủ Vương quốc liên hiệp Anh vừa ra tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thỏa thuận tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

Đề nghị LG xây trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam

Đề nghị LG xây trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng một trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang còn mong muốn Tập đoàn LG tiếp tục mở rộng đầu tư tại Hải Phòng và các địa phương khác.

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?

Bất động sản -  2 giờ

Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Doanh nghiệp -  15 giờ

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?

Hồ sơ quản trị -  17 giờ

Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Ngành phân bón phục hồi mạnh

Doanh nghiệp -  19 giờ

Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu

Tiêu điểm -  19 giờ

Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao

Leader talk -  20 giờ

Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.