Phát triển bền vững

Lo nguy cơ ô nhiễm phóng xạ trong khai thác titan

Thu Phương Thứ ba, 08/08/2017 - 14:00

Các nhà khoa học cho rằng, nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ hoạt động khai thác tian đặc biệt nghiêm trọng.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trao đổi với TheLEADER, GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết, trường phóng xạ trên đài cồn cát ven biển miền Trung đo được là 4,36mSv/năm, trường phóng xạ trung bình trên cồn cát đỏ Bình Thuận là 1mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường so với mức trung bình toàn cầu 2,436mSv/năm.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến quặng titan đã làm phát tán các chất phóng xạ. Tại các quặng sau tuyển qua vít xoắn cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 5 – 8 lần (theo tiêu chuẩn CHLB Nga).

Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Các sản phẩm đơn khoáng cuối cùng như Ziricon, Monazit có hàm lượng xạ cao nhưng lại được chất đống tại xưởng chế biến, không lưu giữ vào kho có tường chắn bảo vệ. Cường độ phóng xạ cao nhất tại các xưởng tuyển tinh (vượt ngưỡng an toàn 4 – 70 lần) chỗ để tinh quặng Monazit cường độ phóng xạ vượt ngưỡng 100 lần.

Ngoài ra còn có bụi và khí độc hại. Bãi thải sau tuyển tinh có mức cường độ cao, khu nhà ở, nhà ăn của công nhân nhiều nơi vượt ngưỡng an toàn phóng xạ.

Nghiêm trọng hơn, để khai thác quặng này, người ta phải đào các cồn cát rồi tuyển và làm giàu quặng bằng nước. Kết quả là hàng năm có hàng trăm nghìn tấn cát bị đào xới, khối lượng cát thải, chất thải khổng lồ bị san ủi ra môi trường xung quanh. 

Nước từ quá trình tuyển khoáng cho chảy trực tiếp ra biển, không qua xử lý làm cho nước biển vùng hai cửa sông lân cận khu mỏ có mức phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép.

"Ở các xã Hồng Phong, Hòa Thắng huyện Bắc Bình, quan trắc môi trường cho thấy hoạt độ phóng xạ alpha và bêta trong các mẫu nước thải, nước ngầm, nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn từ 3 - 9 lần", ông Thuận cho biết.

Trong khi đó, khu mỏ ở gần một thị xã đông dân và cảng cá của địa phương. Tại đây, dân còn dùng nước biển làm muối. Sự ô nhiễm phóng xạ nước biển lân cận mỏ sa khoáng chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trong vùng vì cá và muối đều có thể tích tụ các chất phóng xạ trong nước biển thải ra từ khai trường, xưởng tuyển của mỏ.

GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam (người đứng cầm micro) phát biểu trong một hội thảo về khai thác Titan tại Bình Thuận

Bên cạnh đó, dẫn số liệu các mỏ đã phân tích về thành phần hóa học nước thải từ khai thác titan tại khai trường khai thác tuyển quặng, PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho biết, tổng hoạt động phóng xạ alpha và bêta đều tồn tại và vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 24:2009/BTNMT ở mức từ 1 – 15 lần gây nguy hiểm rất lớn cho sức khỏe con người và sinh vật. Trong khi đó, theo nghiên cứu, lượng phóng xạ100 mSv/năm đã bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người.

Theo GS.TSKH Đặng Trung Thuận, ô nhiễm phóng xạ là một loại hình ô nhiễm không nhìn thấy, con người không cảm nhận được nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Rất nhiều hệ lụy từ chính các mỏ sa khoáng titan này mà con người khó có thể lường trước nếu không được tính toàn và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Theo tài liệu của Uỷ ban Quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP), ở các cấp độ nhiễm phóng xạ khác nhau, con người sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ. 
Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào, làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư.
Mức phóng xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 1 - 2 mSv/năm. Đây là mức phóng xạ bình thường mà con người đối mặt hàng ngày, không nguy hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mức phóng xạ từ 100 mSv/năm sẽ bắt đầu có thể gây ung thư máu và các ung thư khác cho con người (xác suất bị ung thư là 2 - 4%).
Theo khuyến cáo của ICRP, mức phóng xạ đối với công nhân không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv.


Khai thác Titan: Bình Thuận có nguy cơ 'chết khát'

Khai thác Titan: Bình Thuận có nguy cơ "chết khát"

Phát triển bền vững -  7 năm

Theo các nhà khoa học, hệ lụy từ khai thác titan đối với môi trường tại Bình Thuận được dự báo khá nghiêm trọng.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  9 giờ

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  4 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  4 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  5 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  9 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  9 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.