Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản bị bào mòn

Dũng Phạm Thứ ba, 13/08/2024 - 07:37

Giá vốn hàng bán và các chi phí đầu vào biến động đã bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản.

Ngành thủy sản Việt Nam dần xuất hiện những điểm sáng phục hồi tích cực tới từ vài doanh nghiệp đầu ngành cùng xu hướng phục hồi chung của nền kinh tế trong sáu tháng đầu năm nay.

Tuy vậy, sự phục hồi vẫn chưa thực sự rõ nét bởi kết quả kinh doanh trái chiều ghi nhận ngay trong từng báo cáo bán niên vừa được các doanh nghiệp công bố.

Theo đó, dù hoạt động xuất khẩu thuỷ sản khởi sắc trở lại nhưng vì nhiều lý do khác nhau, giá vốn hàng bán và các chi phí đầu vào biến động đã bào mòn thành quả của các doanh nghiệp.

Đặc biệt, do hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường lớn như EU và Mỹ phụ thuộc vào vận tải biển trong khi cước vận tải biển tăng cao khiến doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.

Điển hình như Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu thuần quý II vừa qua đạt 3.738 tỉ đồng, tăng tới 59% so với cùng kỳ nhờ hoạt động sản xuất của các công ty nuôi tôm giống và tôm thương phẩm hiệu quả.

Do giá vốn tăng tới 66% khiến “vua tôm” lãi ròng chỉ vỏn vẹn 38,4 tỉ đồng mặc dù vẫn gấp gần bốn lần so với mức nền thấp cùng kỳ năm trước.

Lũy kế sáu tháng, Minh Phú ghi nhận doanh thu tăng 45% lên 6.488 tỉ đồng trong khi lãi ròng đạt 46 tỉ đồng so với lỗ 88 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, công ty mới hoàn thành 35% kế hoạch doanh thu và 3,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tương tự Minh Phú, Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nhưng kết quả gặt hái vẫn suy giảm.

Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt 3.196 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Nhưng giá vốn tăng cao đã khiến lãi gộp của doanh nghiệp giảm 20%, còn 462 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, các chi phí hoạt động và tài chính đều tăng cao khiến “Nữ hoàng cá tra” Vĩnh Hoàn báo lãi ròng 336 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Theo giải trình, Vĩnh Hoàn cho biết giá bán nhóm sản phẩm cá tra giảm khiến lợi nhuận tiếp tục suy giảm trong kỳ dù doanh thu tăng.

Lũy kế sáu tháng, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 6.050 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng chỉ đạt 484 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ.

Một 'ông lớn' khác ở mảng cá tra là Công ty CP Đầu tư và phát triển đa quốc gia cũng báo lãi quí II giảm 31% so với cùng kỳ năm trước còn 18 tỉ đồng trong khi doanh thu thuần tăng 6% và đạt 1.934 tỉ đồng.

Giá vốn và chi phí vận chuyển, giá cước tàu biến động tiêu cực đã đẩy các chi phí của công ty tăng cao.

Lũy kế sáu tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm nhẹ còn 3.564 tỉ đồng trong khi lãi sau thuế đạt 35 tỉ đồng, giảm tới 20% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta vừa công bố mức doanh thu thuần tăng tới 20% nhờ mảng tôm tăng trưởng tới 22% về sản lượng tiêu thụ trong kỳ, với đóng góp chủ yếu từ thị trường Nhật Bản – thị trường chủ chốt của công ty.

Trên thực tế, nhờ tỷ lệ tự chủ tôm nguyên liệu của Thực phẩm Sao Ta tăng mạnh do sản lượng tôm nguyên liệu tự nuôi tăng cao, biên lợi nhuận gộp của công ty trong kỳ đã cải thiện mạnh mẽ, tăng thêm 4,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Sao Ta phần nào bị kìm hãm khi việc hoàn thuế chống bán phá giá chưa diễn ra do chưa có kết quả cuối cùng về việc điều tra. Công ty cũng ghi nhận dự phòng thuế chống trợ cấp, khiến chi phí bán hàng tăng đáng kể.

Do đó, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 5% trong quý II, chỉ đạt 72,4 tỷ đồng.

Trong thời gian vừa qua, mảng xuất khẩu của toàn nền kinh tế nói chung cũng như xuất khẩu thủy sản nói riêng đã có tín hiệu phục hồi.

Trong khi châu Âu là thị trường bị ảnh hưởng nhiều bởi xung đột địa chính trị thì xuất khẩu thủy sản Việt sang các thị trường khác đang tăng mạnh trở lại.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho thấy, hiện xuất khẩu vào ba thị trường quan trọng của thủy sản nước ta là Trung Quốc, Mỹ và Nhật đều tăng ổn định khoảng 16%.

Sở dĩ xuất khẩu thủy sản có tín hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm là do nhu cầu của các thị trường trên thế giới tăng trở lại, kéo theo các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu gia tăng.

Điều này đã và đang giúp cho các nhà sản xuất trong nước an tâm hơn, duy trì tốc độ phát triển. Tuy nhiên để đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 - 10 tỷ USD của năm 2024, tức tăng 3 - 5% so với năm ngoái, toàn ngành cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Tiêu điểm -  11 tháng
Chỉ hai tháng nữa, phái đoàn thanh tra từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần thứ năm để xem xét gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.
Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Tiêu điểm -  11 tháng
Chỉ hai tháng nữa, phái đoàn thanh tra từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần thứ năm để xem xét gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.
Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Cơ hội cuối cùng cho ngành thủy sản

Tiêu điểm -  11 tháng

Chỉ hai tháng nữa, phái đoàn thanh tra từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần thứ năm để xem xét gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.

Gốc rễ vấn nạn đánh bắt thủy sản trái quy định

Gốc rễ vấn nạn đánh bắt thủy sản trái quy định

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngư dân vừa phải lo cho gia đình, vừa phải trả nợ ngân hàng, trong khi nguồn lợi thủy hải sản ngày một cạn kiệt nên "dù không muốn vẫn phải đánh bắt thủy sản trái phép".

Xuất khẩu thủy sản phát tín hiệu hồi phục

Xuất khẩu thủy sản phát tín hiệu hồi phục

Tiêu điểm -  1 năm

Mặc dù hồi phục nhưng xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay vẫn thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  17 giờ

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh

Doanh nghiệp -  5 ngày

Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  5 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  9 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  13 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  14 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  16 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.