Doanh nghiệp
Lợi nhuận FPT vẫn tăng bất chấp Covid-19
Ban Lãnh đạo FPT đã kích hoạt chế độ làm việc thời chiến và chuẩn bị các kịch bản kinh doanh khác nhau tùy diễn biến thực tế, để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và hạn chế các rủi ro.
Kết thúc quý I/2020, tập đoàn FPT đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 17% và 18,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 6.631 tỷ đồng và 1.142 tỷ đồng. Biên lợi nhuận của công ty tiếp tục được cải thiện từ 16,9% trong năm 2019 lên 17,2% trong quý I năm nay.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 937 tỷ và 747 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,0% và 19,3% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 1.101 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng trưởng 18,7%.
Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận, mảng dịch vụ CNTT nước ngoài và dịch vụ viễn thông có mức lợi nhuận 425 tỷ đồng và 401 tỷ đồng, tăng trưởng 27% và 29%, đạt 103% kế hoạch đề ra. Nhờ sở hữu năng lực tư vấn và triển khai các giải pháp chuyển đổi số toàn diện, FPT đã thực hiện nhiều dự án chuyển đổi số lớn, ghi nhận doanh thu 729 tỷ từ mảng dịch vụ này, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ 2019.
Mảng dịch vụ CNTT cho thị trường trong nước và quảng cáo trực tuyến cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do các khách hàng doanh nghiệp trong nước bị tác động mạnh và cắt giảm chi tiêu. Trong thời gian tới, FPT sẽ thúc đẩy việc bán dịch vụ online, đưa ra các gói sản phẩm mới phục vụ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong mùa dịch.
Doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT tiếp tục tăng trưởng cao, ở mức 26% so với quý 1 năm 2019, đạt 2.891 tỷ đồng. Trong đó, với mức tăng trưởng ấn tượng 59% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu tại thị trường châu Á- Thái Bình Dương đạt 450 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT. Thị trường Mỹ tăng trưởng 28%, doanh thu đạt 675 tỷ đồng. Các thị trường Nhật Bản và châu Âu có mức tăng trưởng lần lượt 19% và 17%.
Kết quả kinh doanh quý 1 chưa bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid-19. Tuy nhiên, do dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp nên dự kiến các hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong quý 2. Ban lãnh đạo công ty đã kích hoạt chế độ làm việc thời chiến và chuẩn bị các kịch bản kinh doanh khác nhau tùy diễn biến thực tế, để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và hạn chế các rủi ro.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: "Dịch bệnh là cú hích thúc đẩy tiến trình của cách mạng 4.0. Đây là một cuộc chiến mới, thử thách mới. Trong nguy có cơ và FPT sẵn sàng đương đầu để vượt qua thách thức này. Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ để tổ chức đại hội đồng cổ đông trong bối cảnh dịch bệnh là một minh chứng cho nỗ lực sống chung với lũ, đảm bảo mọi công việc diễn ra bình thường của FPT".
Được biết, ngay thời điểm diễn ra dịch bệnh, FPT đã mang về những hợp đồng chuyển đổi số giá trị từ thị trường toàn cầu, trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho 1 hãng ô tô lớn nhất nước Mỹ, ký nhiều hợp đồng với các công ty sản xuất thiết bị y tế tại Nhật, Mỹ, Italia và phụ trách chuyển đổi số cho hãng sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam.
FPT tiên phong họp đại hội cổ đông trực tuyến
Các tập đoàn lớn lao đao trong đại dịch
Các tập đoàn lớn, từ tư nhân đến nhà nước, đều hứng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19.
Vinpearl sở hữu 30% casino Corona Phú Quốc
Corona Casino & Resort Phú Quốc có tổng đầu tư 50 nghìn tỷ đồng, đi vào hoạt động từ đầu năm 2019. Đây là casino đầu tiên cho phép người Việt vào chơi.
Các hãng hàng không tìm 'máy thở'
Việc phải tiếp tục duy trì hoạt động trong khi gần như không có doanh thu khiến các hãng hàng không đối mặt với bài toán dòng tiền bị thâm hụt nghiêm trọng.
Hoàng Anh Gia Lai lỗ hơn 1.800 tỷ đồng sau kiểm toán
Ngoài việc không cho hoàn nhập dự phòng thuế, báo cáo kiểm toán cũng đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 5.668 tỷ đồng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.