Các hãng hàng không tìm 'máy thở'

Trần Anh Thứ ba, 14/04/2020 - 17:06

Việc phải tiếp tục duy trì hoạt động trong khi gần như không có doanh thu khiến các hãng hàng không đối mặt với bài toán dòng tiền bị thâm hụt nghiêm trọng.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không trong nước yêu cầu chỉ được mở bán các chuyến bay cho giai đoạn từ 16/4/2020 đã được cấp phép.

Việc ra văn bản này của Cục Hàng không xuất phát từ việc một số hãng hàng không như Vietjet Air, Bamboo Airways đã đăng tải thông tin về việc khai thác bình thường trở lại các đường bay nội địa từ 16/4, sau khi hết thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Động thái của Vietjet Air và Bamboo Airways cho thấy các hãng hàng không rất sốt sắng mở lại đường bay sau 2 tuần gần như dừng hoạt động toàn bộ các đường bay trong nước và quốc tế.

Thậm chí, để kích cầu cho hành khách, cả hai hãng hàng không trên tung ra gói bay không giới hạn các chặng bay nội địa của Việt Nam trong vòng 6 tháng đến 1 năm với mức giá rất rẻ, chỉ từ 9 đến 17 triệu đồng.

Từ ngày 1/4, chỉ vài đường bay nội địa được hoạt động với số chuyến bay hạn chế mỗi ngày do Cục hàng không phân bổ. Hầu hết đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang phải đậu lại tại các cảng hàng không. Riêng Vietnam Airlines cho biết gần 100 tàu bay trong phải dừng hoạt động.

Việc dừng bay khiến các hãng gần như không có doanh thu trong khi các chi phí hoạt động, chi phí thuê tàu bay vẫn phải thanh toán khiến các hãng hàng không đối mặt với ‘cơn khát’ dòng tiền trầm trọng.

Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước gửi đến Chính phủ cho biết Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, Vietnam Airlinescó lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt, doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp này tính đến ngày 20/3 đã lên tới 3.568 tỉ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. 

Trước những áp lực về tài chính nêu trên, Vietnam Airlines cho biết nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020 để đảm bảo thanh khoản.

Nhiều hãng hàng không quốc tế đang nỗ lực tìm biện pháp để cải thiện dòng tiền. Từ Lufthansa (Đức), Emirates (UAE) đến Singapore Airlines đều đang xúc tiến các khoản vay hàng tỷ USD, cầm cự trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có điểm dừng.

Tại Châu Á, AirAsia là hãng hàng không hiếm hoi tuyên bố không cắt giảm nhân sự nhưng giảm lương từ 15 – 75% tùy từng vị trí. Để có thể duy trì đội ngũ khổng lồ trong bối cảnh không có nguồn thu, AirAsia cần một lượng tiền khổng lồ. 

Ông Tony Fernandes, CEO của AirAsia kêu gọi hành khách đã đặt vé nhưng không thể bay do lệnh phong tỏa trên nhiều quốc gia đừng yêu cầu hoàn tiền. Thay vào đó, các hành khách có thể thay đổi ngày bay không giới hạn số lần trong vòng 1 năm tới.

Hiện Chính phủ Việt Nam cũng đang tìm cách gỡ khó cho các hãng hàng không. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị một số phương án hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp hàng không.

Cụ thể, Bộ kiến nghị các chính sách áp dụng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hàng không: cho phép cơ quan, đơn vị được miễn giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế và các khoản đóng góp ngân sách (thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không) cho toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh từ ngày 23/1 đến ngày 31/12/2020 hoặc liền kề 90 ngày sau khi Thủ tướng công bố hết dịch, tùy thời điểm muộn hơn.

Với các chính sách áp dụng chung cho các hãng hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị miễn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Trường hợp cân đối ngân sách gặp khó khăn, có thể giảm 50% thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, đồng thời cho phép các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp thuế và các khoản phải đóng góp ngân sách.

Mặt khác, để các hãng hàng không có dòng tiền để duy trì hoạt động kinh doanh, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị Chính phủ các bộ ngành khác xem xét kiến nghị của các hãng hàng không về việc hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng, thời hạn thanh toán.

Các hãng hàng không trong nước cũng cần hỗ trợ giảm giá các loại chi phí dịch vụ mặt đất như chi phí cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa, chi phí đậu, đỗ máy bay...

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị cho phép áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá trong thời gian từ 1/3/2020 đến 31/12/2020, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (ACV, VDO) và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng không khác) thực hiện giảm giá cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khác.

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành hàng không giữa dịch Covid-19 đã được kiến nghị như giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu hay giảm giá các dịch vụ khác.
Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Hàng không Việt tìm 'phao cứu sinh' giữa đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành hàng không giữa dịch Covid-19 đã được kiến nghị như giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế, giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu hay giảm giá các dịch vụ khác.
Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  22 phút

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  35 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  3 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  18 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  18 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.