Lợi nhuận HAGL vượt 1.120 tỷ đồng

Trần Anh Thứ năm, 05/01/2023 - 15:08

Trong thông cáo vừa gửi đi, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết đã vượt kế hoạch lợi nhuận của năm 2022. Con số cụ thể sẽ được HAGL thông báo chính thức tại BCTC hợp nhất quý 4/2022 trong tháng 1 tới đây.

Năm 2022 HAGL đặt kế hoạch lợi nhuận 1.120 tỷ đồng – tăng gấp 10 lần so với năm 2021. Mức lãi này của HAGL chính thức quay lại mốc hoàng kim từ năm 2011 về trước (trừ năm 2014 lãi đột biến từ hoạt động tài chính).

Một năm sau tuyên bố về mô hình nông nghiệp khép kín (trồng chuối xuất khẩu và tận dụng chuối thải chăn nuôi) với rất nhiều hoài nghi cùng ý kiến trái chiều, HAGL đã bước đầu thành công, dù hành trình còn nhiều thử thách, đặc biệt là huy động dòng vốn để đầu tư mở rộng.

Công ty cũng đã ra mắt thịt thương hiệu là Heo ăn chuối Bapi, Gà chạy bộ Marathon cũng như mở rộng kênh phân phối riêng là Bapi Food. Song song, thương hiệu Bapi cũng bắt tay với nhiều đối tác, lần lượt lên kệ chuỗi Homefarm, Lotte, Co.op….

Dù đang có những bước tiến lớn về kinh doanh, tập đoàn vẫn còn đối mặt với khoản lỗ lũy kế rất lớn gần 3.600 tỷ đồng tại cuối tháng 9. Kết quả lãi nghìn tỷ đồng năm nay vẫn chưa thể giúp công ty xóa hết lỗ các năm trước và do đó cổ phiếu vẫn nằm trong diện bị kiểm soát.

HAGL còn cho biết, tính đến nay, tổng nợ trái phiếu và nợ vay ngân hàng hiện chiếm 40% so với tổng tài sản công ty. Công ty cũng đã có thoả thuận với trái chủ về lộ trình trả nợ.

Năm 2023, HAGL sẽ sử dụng tiền từ nguồn thu hồi nợ của HAGL Agrico (HNG) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi để đảm bảo kể hoạch trả nợ đã thoả thuận. Từ năm 2024, HAGL sẽ sử dụng dòng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện kế hoạch trả nợ và dự kiến trái phiếu sẽ được tất toán vào ngày 30/12/2026.

Tính đến tháng 10/2022, HAGL cho biết chỉ còn 2 khoản trái phiếu thường bao gồm: Khoản trái phiếu 5.271 tỷ đồng (phát hành 30/12/2016 - đáo hạn 30/12/2026) và lô trái phiếu 300 tỷ đồng (phát hành 18/6/2012 - đáo hạn 30/9/2023). Các khoản này đều có đầy đủ tài sản đảm bảo.

Tuần trước, HAGL thông báo ngày 30/12 là ngày đến hạn thanh toán của khoản nợ trái phiếu trị giá hơn 1.021 tỷ đồng, trong đó tiền gốc là 881 tỷ, tiền lãi hơn 140 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty xin dời thời gian thanh toán sang quý II/2023.

Lý do là nguồn tiền để thanh toán đến từ khoản nợ của Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (Mã: HNG) (hiện tại đã thỏa thuận lộ trình trả nợ giữa các bên) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của tập đoàn.

HAGL xin hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

HAGL xin hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 năm
Theo HAGL, nguyên nhân của việc chậm trễ là do nguồn tiền để thanh toán đến từ khoản nợ của HNG và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của tập đoàn chưa được thực hiện xong.
HAGL xin hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

HAGL xin hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu hơn 1.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp -  2 năm
Theo HAGL, nguyên nhân của việc chậm trễ là do nguồn tiền để thanh toán đến từ khoản nợ của HNG và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của tập đoàn chưa được thực hiện xong.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  43 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  23 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  5 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  25 phút

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  43 phút

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  1 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.