Tiêu điểm
Lũ lụt miền Trung, thuỷ điện nhỏ có phải tội đồ?
Trong khi các nhà máy thủy điện lớn giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn thì những thủy điện nhỏ thì không làm được điều này, thậm chí còn gây thêm tình trạng lũ lụt.
Liên tiếp các vụ sạt lở, ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng ở miền Trung thời gian gần đây đang khiến vấn đề an toàn của các đập, hồ thủy điện một lần nữa được dư luận hoài nghi.
Không ít ý kiến hiện nay đang cho rằng thuỷ điện chính là "tội đồ", nguyên nhân gây lũ lụt, lũ chồng lũ khiến người dân trở tay không kịp.
Thực tế thời gian vừa qua cũng cho thấy, không ít trường hợp khi mùa mưa bão đến, nhiều hồ thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên vì lợi ích chủ đầu tư đã không tuân thủ các quy định xả lũ khiến vùng hạ du chịu thiệt hại nặng nề.
Nhận định về vấn đề này, TS. Vũ Thanh Ca, giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho rằng, không có cơ sở khoa học để khẳng định thủy điện làm tăng lũ. Nếu không có đập thủy điện, thậm chí lũ còn cao hơn rất nhiều!
Minh chứng rõ nhất là các công trình thủy điện như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nếu không có các công trình này, có lẽ Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội sẽ thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt.
Tại Toạ đàm "Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt” do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức, CLB Cafe Số và Báo VietTimes phối hợp thực hiện, ông Ca cho rằng, vai trò của thủy điện trong việc trị thuỷ và hệ thống điện quốc gia là không thể phủ nhận. Đây là nguồn năng lượng sạch, rất quý giá.
Mặc dù, chưa có sự thống nhất chung quốc tế về định nghĩa thế nào là thủy điện quy mô nhỏ. Ở Canada, thủy điện nhỏ được xác định từ 20 - 15 MW, ở Mỹ và Việt Nam là dưới 30 MW, nhưng phần lớn các nước trên thế giới định nghĩa thủy điện nhỏ có công suất lắp máy là 10 MW.
Đáng chú ý, các nước trên thế giới hiện nay xem thủy điện nhỏ như một dạng năng lượng sạch. Nguyên nhân là do những công trình này được xây dựng trên các sông suối nhỏ ở vùng núi, chỉ có các đập chắn nhỏ, không tạo nên các hồ chứa, không làm ngập đất đai, không làm thay đổi sinh thái dòng sông, không phải di dân, tái định cư, không phá rừng hoặc rất ít tác động đến rừng.
Vậy nguyên nhân tại sao khiến nhiều công trình thủy điện nhỏ ở Việt Nam lại có những tác động rất xấu đến môi trường, đời sống người dân như vậy?
Theo ông Ca, hiện tượng lũ chồng lũ, chưa mưa đã ngập có thể là do việc điều tiết không đúng quy định của các hồ thuỷ điện. Tại nhiều địa phương hồ chưa đầy đã xả. Nước trong hồ chưa đến đỉnh lũ mà cho xả thì không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến hạ du.
Một nguyên nhân khác quan trọng hơn được đại diện Bộ Công thương chỉ ra là đa số nhà máy thủy điện nhỏ nhưng được xây dựng trên sông suối những con đập cao, tạo nên hồ chứa lớn để tận dụng, tăng công suất phát điện.
Các công trình này dù nhỏ nhưng vẫn đang lấy đi rất nhiều diện tích rừng và gây ra những tác động xấu đến môi trường. Điều này hoàn toàn trái với tiêu chí của một thủy điện nhỏ được xem là một dạng năng lượng sạch như các nước trên thế giới.
Đơn cử như thủy điện Rào Trăng 3, công suất 11 MW (về sau thay đổi thiết kế, nâng công suất lắp máy lên 13 MW), dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2019, diện tích đất sử dụng là hơn 46 ha, trong đó có nhiều diện tích là rừng.
Hay thủy điện nhỏ Hố Hô (14 MW tại giáp ranh Quảng Bình - Hà Tĩnh). Dự án được xây ở thượng nguồn sông Ngàn Sâu, khống chế diện tích lưu vực 278,6 km2, có đập cao đến 49m, hồ chứa có diện tích 265,26 ha, dung tích 38 triệu m3.
Trong khi đó, do đặc đặc thù của địa phương, từ khu vực Nghệ An trở ra miền Bắc có thể chống lũ tương đối còn từ Nghệ An trở vào Nam Trung Bộ, Nam bộ gần như "phải chấp nhận sống chung với lũ".
Nguyên nhân là do khu vực này không thể xây dựng, các dự án thuỷ điện lớn để trị thuỷ như Thuỷ điện sông Đà của miền Bắc. Các địa phương này chỉ có thể chủ động phòng tránh và thích nghi, giảm nhẹ những tác động của lũ lụt gây ra.
Mặt khác, với địa hình dài và hẹp, 3/4 địa hình là đồi núi, độ dốc cao, khí hậu nhiệt đới mưa ẩm, lượng mưa lớn, bình quân cả nước 2.500 mm/năm gấp 2,6 lần bình quân lục địa, miền Trung thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt.
Đây cũng là địa phương thường xuyên gánh chịu nhữn cơn bão lớn, gây hậu quả nặng nề. Đặc biệt, thiên tai miền Trung thời gian gần đây là do tổ hợp các hình thái thiên tai và thời tiết nguy hiểm xảy ra cùng một lúc, tác động của biến đổi khí hậu. Tất cả chỉ số cho thấy đều vượt các lũ lịch sử, vượt chỉ số cảnh báo lịch sử, có nơi hơn 1m và có nơi lên đến 2m.
Lượng mưa quá lớn đã tạo thành lũ quét, vượt qua tất cả mọi phương án phòng chống thiên tai đã dự trù từ trước dẫn đến không tính toán, lường trước được được rủi ro.
Hơn nữa, địa chất khu vực là đất yếu. Khi mưa lớn thì nguy cơ trượt đất, sạt lở rất cao. Bình thường đã như thế rồi, khi có tác động san đất, xẻ núi, làm đường, xây dựng, đặc biệt là các công trình thuỷ điện thì lại càng tác động đến kết cấu địa hình, nguy cơ càng lớn hơn.
Rừng bị lấy đi quá nhiều cũng là nguyên nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng. Theo nhiều chuyên gia, thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng rừng bị mất đi khiến lũ dữ hơn và tàn phá nặng nề hơn. Lũ lụt xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn còn do các nhà máy thủy điện xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão.
Các trận lũ từ năm 2009 trở lại đây đã chứng minh điều này. Chẳng hạn, tại Quảng Nam, trong cơn bão lũ tháng 11.2013, huyện Đại Lộc đã phải hứng chịu đồng loạt cả 4 thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn là A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Bung 5 xả lũ, khiến cả huyện ngập sâu trong nước.
Thời gian gần đây, mưa lớn sau bão Molave cũng khiến nhiều thủy điện xả lũ, nước các sông trên báo động 3, Quảng Ngãi và Quảng Nam phải di dời dân vùng trũng.
Theo đó, hồ thủy điện Đăk Đrinh xả lũ với lưu lượng 1.680 m3/s; hồ chứa nước Nước Trong 1.100 m3/s. Vì vậy mực nước trên các sông sẽ tiếp tục lên cao.
Công ty thủy điện Đăk Mi 4 cũng thông báo vận hành hồ thủy điện Đăk Mi 4, ở huyện Phước Sơn. Dự kiến, thời gian vận hành từ 15h30 với lưu xả tràn đến 11.400 m3/s. Mực nước trên sông Vu Gia có khả năng lên mức 11,2 m, vượt lũ lịch sử năm 2009 là 0,43 m.
Không nên tiếp tục phát triển thuỷ điện nhỏ?
Trả lời trên Báo VOV mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, việc phát triển các công trình thủy điện bao giờ cũng có 2 mặt. Hiện bộ không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ bởi các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu.
Trong khi đó, hiện nay, các nhà máy thủy điện lớn giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được điều này.
Theo ông Hà, không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Thời gian vừa qua, Chính phủ đã cắt giảm được trên 400 các thủy điện nhỏ. Trong thời gian sắp tới, các bộ ngành cũng sẽ hết sức thận trọng khi xây các thủy điện này.
Bên cạnh đó, khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường. Các dự án không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước.
Công suất quy mô của từng nhà máy thì nhỏ nhưng công suất toàn bộ trên hệ thống của sông thì vẫn đáp ứng được. Như vậy chi phí đầu tư sẽ cao nhưng bền vững. Do đó cần lựa chọn các công nghệ để tính toán vấn đề môi trường, dòng chảy, liên quan dòng đi của cá, bùn, phù sa.
Còn theo ông Vũ Thanh Ca, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các nhà máy thuỷ điện và việc xả lũ theo đúng quy định để hạn chế tác động tới môi trường và thiệt hại cho người dân.
Các hồ thủy điện, thủy lợi phải thực hiện các quy trình điều tiết xả lũ một cách hợp lý, vừa bảo đảm an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho hạ du. Nếu làm được điều này sẽ hạn chế được thiệt hại do lũ lụt cho người dân.
Novaland ủng hộ 15 tỷ đồng cùng miền Trung vượt lũ
Ký hợp đồng khảo sát dự án điện gió 10 tỷ USD
Với vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỷ USD và công suất 3,5 GW, La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Cú hích mang tên thanh toán điện tử
Trước những tác động của Covid-19, thanh toán điện tử ngày càng trở nên phổ biến và tương lai của ví điện tử được dự báo sẽ ngày một phát triển tại Việt Nam.
Công ty Singapore xin đầu tư dự án điện nghìn tỷ ở Ninh Thuận
Công ty Sunseap Links Daklong Pte.Ltd đang đề xuất thực hiện dự án điện mặt trời Sunseap Links Sông Sắt hơn 4.600 tỷ đồng tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vỡ đập thuỷ điện tại Lào không gây tác động đáng kể đến Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và môi trường, sự cố vỡ đập thuỷ điện Xepian Xenamnoy tại Lào không gây ảnh hưởng đáng kể đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.