Tiêu điểm
Luật Đất đai sửa đổi: Cần làm rõ hơn phương pháp định giá đất
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa thực sự rõ ràng, chưa thể chế đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết số 18 về phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai.
Thẩm tra dự án Luật Đất đai sửa đổi trước Quốc hội sáng 9/6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quá lớn sẽ dẫn đến giảm sự cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ, thu hút đầu tư, không tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, hiện các quy định về nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất, theo nguyên tắc thị trường trong dự thảo luật chưa thực sự rõ ràng, chưa bảo đảm thể chế đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết số 18 về phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
Do đó, ông Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu chỉnh sửa để có quy định bảo đảm tính khả thi, bổ sung nguyên tắc định giá đất bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên, phù hợp với Nghị quyết số 18.
Về bảng giá đất, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất đảm bảo đảm sự cập nhật kịp thời với biến động giá đất trên thị trường. Tuy nhiên, ông Thanh đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu để có lộ trình thích hợp và có phương án quy định linh hoạt hơn trong trường hợp đến thời hạn ngày 01/01/2026 vẫn chưa hoàn thành được việc xây dựng bảng giá đất hằng năm.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo luật cần lưu ý quy trình điều chỉnh, sửa đổi phù hợp để bảo đảm tính khả thi. Nội hàm của việc xây dựng bảng giá đất theo vị trí để phân biệt với giá đất cụ thể và cách xác định “vùng giá trị”, “thửa đất chuẩn” cần được nghiên cứu quy định rõ ràng để đảm bảo thuận lợi cho khâu thực hiện.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị dự thảo luật xem xét thành phần hội đồng thẩm định bảng giá đất và hội đồng thẩm định giá đất cụ thể theo hướng nâng cao tính chuyên môn và bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định giá và cơ quan quyết định giá đất.
Quy định tách bạch về thẩm quyền quyết định; làm rõ căn cứ, tiêu chí và trách nhiệm của 2 hội đồng này; quan hệ giữa thẩm quyền của 2 hội đồng này với thẩm quyền quyết định giá đất của ủy ban nhân dân và tổ chức tư vấn, định giá đất cần được quy định rõ ràng, cụ thể
Thu hồi đất chỉ được thực hiện khi gắn với dự án cụ thể
Đối với một số nội dung liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Ủy ban Kinh tế đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát các quy định tại các điểm, khoản khác, bảo đảm đầy đủ, rõ ràng. Đặc biệt, việc thu hồi đất trong các trường hợp này chỉ được thực hiện khi gắn với dự án cụ thể.
Đồng thời ông Thanh cũng đề nghị rà soát Điều 80 về điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013. Theo đó, dự thảo luật không chỉ yêu cầu xác định các trường hợp thu hồi phải được quy định trong luật mà còn yêu cầu các trường hợp đó phải là trường hợp “thật cần thiết”.
Liên quan đến việc thu hồi, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến quan tâm.
Hiện dự thảo luật đã rà soát làm rõ hơn các trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm để phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, các luật về thuế, làm rõ hành vi của cơ quan quản lý hoặc của người vi phạm; quy định rõ việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành bố trí tái định cư.
Theo ông Khánh, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.
Cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, chi phí đầu tư vào đất, thiệt hại do ngừng sản xuất, kinh doanh; được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở.
Bên cạnh đó, người dân cũng được ưu tiên lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền nếu có nhu cầu được bồi thường bằng tiền. Giá đất bồi thường là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Sửa Luật Đất đai để tháo gỡ điểm nghẽn bất động sản
Luật Đất đai sửa đổi: Cần đột phá tư duy trong đền bù giải phóng mặt bằng
Mặc dù đã bỏ khung giá đất, song theo luật sư Trương Thanh Đức, các quy định về đền bù giải phóng mặt bằng tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa có sự đột phá, chưa đảm bảo được quyền lợi của người dân.
8 vấn đề Luật Đất đai cần hoàn thiện trước khi trình Quốc hội
Định giá đất theo nguyên tắc thị trường, thu hồi đất, cho thuê đất trả tiền một lần và hàng năm... là ba trong số 8 nội dung chính cần sửa đổi, hoàn thiện của Luật Đất đai trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 tới.
Trả lại tiềm lực đất đai cho Mê Linh
Đã đến lúc, các cơ quan quản lý nhà nước, UBND huyện Mê Linh và TP. Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý "cục máu đông" các dự án treo, gây lãng phí tiềm lực đất đai, bỏ phí nhiều cơ hội phát triển.
Luật Đất đai sửa đổi có phá được 'cục máu đông' giải phóng mặt bằng
Không ít dự án bất động sản trong suốt gần 10 năm qua vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng do những quy định bất cập của Luật Đất đai 2013, nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục ách tắc nếu không được tháo gỡ trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sắp tới.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.