Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp: 'Không thể cào bằng'
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự bị sụt giảm về doanh thu.
Quốc hội sáng nay đã thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng không có quy định về hộ kinh doanh.
Với 90,68% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng nay, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Một trong những nội dung đáng chú ý với nhiều ý kiến trái chiều thời gian qua là có nên hay không chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp và quy định ngay tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự luật này trước đó, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho biết, qua lấy ý kiến các đại biểu quốc hội, có tới 59,58% ý kiến phản đối và đề nghị ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh thay vì quy định thành một chương trong Luật Doanh nghiệp.
Trên cơ sở này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (gọi tắt là Ủy ban) đã tiếp thu theo hướng bỏ quy định về hộ kinh doanh tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi, thay vào đó sẽ ban hành một luật riêng.
Bên cạnh đó, trong luật mới, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được định nghĩa lại. Theo đó, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, thay vì tỷ lệ tuyệt đối 100% như trước.
Khái niệm này được xây dựng trên nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu, nhằm nâng cao hiệu lực quản trị, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Đồng thời, việc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ đã bảo đảm quyền chi phối trực tiếp việc ra các quyết định thông thường (chỉ yêu cầu tỷ lệ trên 50%) và chi phối gián tiếp (phủ quyết) các quyết định khác của doanh nghiệp.
Liên quan tới con dấu của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng bỏ quy định về thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm đơn giản thủ tục cho doanh nghiệp.
Về quyền của cổ đông phổ thông, có ý kiến cho rằng, không nên quy định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông. Việc giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông phổ thông sẽ dẫn đến có nhiều cổ đông nhỏ được can thiệp vào hoạt động quản trị, điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn được thực hiện các quyền quy định tại Luật doanh nghiệp sửa đổi là nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số và nhóm cổ đông trong doanh nghiệp.
"Đây là nội dung quan trọng quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Việc quy định theo hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp", theo Ủy ban. Do đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông phổ thông được thực hiện một số quyền là 5%, thay vì 10% như trước đó.
Ngoài ra, luật sửa đổi lần này cũng bãi bỏ quy định về thời gian sở hữu “ít nhất 06 tháng liên tục”. Ủy ban cho rằng, việc này nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông.
Thực tế, nhiều trường hợp các nhà đầu tư đã mua lượng cổ phần rất lớn trong doanh nghiệp nhưng do chưa đáp ứng được quy định về thời gian sở hữu ít nhất 06 tháng liên tục, do đó đã không thực hiện được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng, luật sửa đổi quy định đối tượng tham gia mua và chuyển nhượng trái phiếu này là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Trước một số ý kiến trái chiều, Ủy ban lý giải quy định hạn chế này không ảnh hưởng đến quyền của các nhà đầu tư khác không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp vì doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn từ nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự bị sụt giảm về doanh thu.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có luật riêng cho khoảng 5 triệu hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
Tổng cục Thuế vừa có văn bản chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các biện pháp gia hạn, miễn tiền chậm nộp đối với hộ, cá nhân kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Chắc hẳn, ai cũng đã từng có ước mơ gầy dựng công việc kinh doanh riêng của mình. Chưa nói đến chuyện thành công, việc dám “bước ra khỏi vùng an toàn” để theo đuổi ước mơ ấy hay không đã là một dấu hỏi lớn dành cho những người trẻ hiện nay. Đâu là rào cản khiến họ chùn bước?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.