Đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp: 'Không thể cào bằng'

Phương Linh Thứ ba, 16/06/2020 - 16:40

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự bị sụt giảm về doanh thu.

Thực tế, không phải tất cả mọi doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 đều kinh doanh thua lỗ

Theo tờ trình dự thảo nghị quyết của Chính phủ, sẽ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp (có tổng doanh thu 2020 không quá 50 tỷ đồng và số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 100 người), hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Tính toán của Chính phủ cho thấy, việc giảm thuế lần này có thể khiến ngân sách Nhà nước giảm 15.840 tỷ đồng, nếu giảm cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa thì ngân sách sẽ hụt lớn hơn.  

Tại phiên thảo luận về dự thảo nghị quyết này của Quốc hội sáng 16/6, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội thế giới và trong nước. 

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ đã phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động, tác động không nhỏ đến nền kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2020. 

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là các đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế, Chính phủ trình Quốc hội về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Tuy nhiên, với nội dung đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp có doanh thu không quá 50 tỷ đồng và lao động không quá 100 người của dự thảo nghị định vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. 

Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), tiêu chí giảm thuế dựa trên doanh thu dưới 50 tỷ đồng và sử dụng lao động dưới 100 người là "cào bằng". Tiêu chí này không phù với doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn được quy định là doanh thu khoảng 100 tỷ đồng.

Ông Tạo đề nghị, dự thảo nghị quyết cần đánh giá đầy đủ từng ngành hàng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xác định đối tượng thụ hưởng khoa học và hợp lý hơn. 

Đồng quan điểm, nhiều ý kiến đại biểu cũng nêu rõ thực tế, không phải tất cả doanh nghiệp trong đại dịch đều kinh doanh thua lỗ. Dịch bệnh đối với một số doanh nghiệp là thách thức nhưng với một số doanh nghiệp lại là cơ hội. 

Các đại biểu Quốc hội đề nghị nghị quyết cần phải quy định cụ thể việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp thực sự bị sụt giảm về doanh thu. 

Ông Trần Đình Thiên: Nên tập trung cứu doanh nghiệp lớn

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần thiết mở rộng đối tượng hỗ trợ cho cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không chỉ các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Theo đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, cần phải xác định việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là hỗ trợ cho doanh nhân mà bản chất là hỗ trợ sinh kế của người lao động, khu vực mang lại nhiều việc làm cho người lao động nhất để lựa chọn phạm vi áp dụng.

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp theo quy mô, theo ông Lộc, nhà nước cũng cần quan tâm đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo lĩnh vực. Cụ thể là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có tiềm năng, lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế để giúp họ vượt qua khó khăn tạm thời. Sự phát triển của những doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực này có ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. 

Do vậy, song song với việc ban hành nghị quyết, Chính phủ cần ban hành ngay phương án để hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực trọng điểm và tiềm năng đang gặp khó khăn như hàng không, du lịch để giúp nền kinh tế phát triển ổn định, lâu dài.

Còn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang), dự thảo nghị định cần cân nhắc bỏ điều kiện áp dụng tiêu chí về dưới 100 lao động để thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện dịch bệnh hết sức khó khăn như hiện nay, những doanh nghiệp đang cố gắng nỗ lực để giữ được việc làm cho người lao động là rất đáng trân quý.

Chia sẻ về tiêu chí tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng, lao động không quá 100 người mới được giảm thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97% tổng doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu thực hiện giảm thuế cho cả đối tượng doanh nghiệp vừa, gần như toàn bộ doanh nghiệp sẽ được hưởng, có thể dẫn tới sự cạnh tranh không bình đẳng khi doanh nghiệp vừa có nhiều lợi thế về vốn, doanh thu, thị trường. Ngoài ra, tiêu chí trên cũng nhằm tránh tình trạng ưu đãi dàn trải.

Bên cạnh đó, do giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng trong năm 2020, nên tiêu chí doanh thu, lao động cũng căn cứ theo số liệu năm 2020 là đúng đối tượng, phù hợp thực tiễn sản xuất, kinh doanh khi họ gặp khó khăn vì Covid-19.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán ngân sách, ông Dũng cũng cho biết, ngành tài chính sẽ triển khai hiệu quả các luật thuế, cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; quyết liệt quản lý thu ngân sách, có giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Chính phủ đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu điểm -  4 năm
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo, giao Bộ Tài chính báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4/2020.
Chính phủ đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tiêu điểm -  4 năm
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 do Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo, giao Bộ Tài chính báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4/2020.
Cần thay đổi tư duy về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp

Cần thay đổi tư duy về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Theo ông Lê Hữu Nam, Giám đốc vận hành Học viện Quản trị HRD, trăn trở lớn nhất của các CEO về công tác đào tạo và phát triển là liệu hiệu quả có tương xứng với mức độ đầu tư của doanh nghiệp.

Rủi ro kép cho doanh nghiệp bất động sản hậu Covid-19

Rủi ro kép cho doanh nghiệp bất động sản hậu Covid-19

Bất động sản -  4 năm

Ông Văn Dũng Chinh, Tổng giám đốc Vina Real, nhìn nhận sẽ có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp "chết" trên đống tài sản của mình do không đẩy được thanh khoản.

Đường làm ăn cho các chủ doanh nghiệp Việt hậu Covid-19

Đường làm ăn cho các chủ doanh nghiệp Việt hậu Covid-19

Leader talk -  4 năm

Đây là giai đoạn muốn kinh doanh cái gì cũng nên làm bài toán ngược, phải tập trung quan sát cuộc sống con người hậu Covid-19 từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ như thế nào thì mình tổ chức dịch vụ - sản phẩm và hoạt động phù hợp cung cầu của họ.

Cấm phân lô bán nền không khác gì 'chặt chân, chặt tay' doanh nghiệp

Cấm phân lô bán nền không khác gì 'chặt chân, chặt tay' doanh nghiệp

Bất động sản -  4 năm

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm sau dịch Covid-19, ngân hàng siết tín dụng, cấm phân lô bán nền chẳng khác nào các cơ quan quản lý đang chặt hết chân tay của doanh nghiệp

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  37 phút

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  39 phút

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  3 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  3 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  4 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.