Luật hóa 5 triệu hộ kinh doanh

An Chi Thứ năm, 21/05/2020 - 17:32

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có luật riêng cho khoảng 5 triệu hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị xem xét, ban hành một luật riêng cho hộ kinh doanh

Sáng 21/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Luật Doanh nghiệp sửa đổi với nội dung chủ yếu xoay quanh phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị không quy định đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về nhóm này. 

Theo đại biểu Quốc hội Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu), hiện số lượng hộ kinh doanh hoạt động ở Việt Nam rất lớn, đây là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ cần phải được điều chỉnh bởi luật, chứ không thể quy định bằng nghị định.  

Do đó, ông Tuấn ủng hộ quan điểm đưa hộ kinh doanh vào luật thay vì nghị định để tăng vị trí pháp lý của đối tượng này. Tuy nhiên, theo ông cần tách hộ kinh doanh thành một luật riêng sẽ hợp lý hơn, chứ không nên đưa nội dung này vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi vì như vậy sẽ không thể bao hàm được hết.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cũng ủng hộ việc đưa hộ kinh doanh điều chỉnh bởi văn bản luật là cần thiết. 

Tuy nhiên, cách thức hoạt động và quy mô của hộ kinh doanh rất khác so với doanh nghiệp, nếu chính sách, quy định chưa phù hợp có thể gây khó khăn cho hàng triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. 

Theo ông Tiến, cần xây dựng một luật riêng cho phù hợp với hộ kinh doanh. Nếu vẫn quyết định đưa nội dung này vào luật thì tên gọi của dự thảo luật này cũng cần thay đổi thành Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh để phù hợp với nội dung cũng như phạm vi điều chỉnh.

Có nên "ép" 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh Quochoi.vn.

Đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng.

Lý do được ông Thanh đưa ra là xét về bản chất, hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh nên quyền và nghĩa vụ của họ cần phải được điều chỉnh bởi luật, chứ không thể quy định bằng nghị định. 

Tuy nhiên, việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là không phù hợp vì họ không phải là doanh nghiệp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp. 

Hộ kinh doanh được coi là một hình thức kinh doanh khác biệt với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. 

Những quy định về hộ kinh doanh tại dự thảo luật chỉ mới giải quyết được việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng rủi ro, tăng chi phí đối với thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh.

Dự thảo luật cũng chưa có quy định tạo thêm quyền tự do kinh doanh, tăng độ an toàn kinh doanh, tạo thêm thuận lợi cho hộ kinh doanh, cũng như các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Vì vậy, ông Thanh cho rằng, việc quy định hộ kinh doanh trong dự thảo luật dẫn đến phải mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cho một chủ thể mới.

Mặt khác, số lượng về đối tượng chịu tác động là hộ kinh doanh rất lớn. Vì vậy, cần có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá thực tiễn và tham vấn để hoàn thiện khung khổ pháp luật tốt nhất điều chỉnh và áp dụng cho chủ thể hộ kinh doanh, tránh những tác động bất lợi tới hoạt động của các hộ kinh doanh.

Không dễ xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh

Trước những ý kiến của đại biểu Quốc hội, giải trình về phạm vi điều chỉnh, quy định đối tượng hộ kinh doanh vào dự án Luật Doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay, có hai ý kiến về vấn đề này. 

Loại ý kiến thứ nhất là nhất trí đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự án luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. 

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự án luật, mà xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.

Ông Dũng khẳng định, việc các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến đưa hộ kinh doanh vào dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi hay cần ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh đều là những đóng góp có lý. 

Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ là lựa chọn phương án thứ nhất, đưa nội dung quy định về hộ kinh doanh vào dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, định danh cho loại hình hộ kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho họ và có thể áp dụng các chương trình hỗ trợ cho hộ kinh doanh. 

Theo ông Dũng, việc đưa hộ kinh doanh vào trong dự án luật sẽ góp phần gỡ bỏ được một số rào cản đang làm vướng mắc và cản trở hộ kinh doanh để hoạt động có hiệu quả hơn, có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế tư nhân. 

Ngoài ra, việc làm này không làm phát sinh thủ tục hành chính, không phải đăng ký lại và thúc đẩy hộ kinh doanh có đủ điều kiện kinh tế, tiềm năng chuyển sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. Thực tế có hàng trăm hộ kinh doanh có tiềm lực kinh tế, thuê hàng trăm lao động làm việc và đạt doanh thu đến nghìn tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, việc đưa hộ kinh doanh vào trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) không phải là vấn đề mới mà đã được đưa vào một điều khoản của Luật Doanh nghiệp và đã được cụ thể hóa ở Nghị định 78. 

Mặt khác, việc ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian, ít nhất là 3 năm. Quan điểm của Bộ Kế hoạch và đầu tư ủng hộ xây dựng được một luật riêng về hộ kinh doanh. 

Tuy nhiên, trước mắt chưa xây dựng được một luật riêng thì nên đưa hộ kinh doanh vào vào trong dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi để đến khi nào xây dựng xong luật riêng thì sẽ đưa những quy định về hộ kinh doanh sang luật mới, ông Dũng nhấn mạnh.

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh cá thể 'ngại' chuyển đổi sang doanh nghiệp?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh cá thể "ngại" chuyển đổi sang doanh nghiệp?

Tiêu điểm -  7 năm
Việc doanh nghiệp cần tuân thủ chế độ hạch toán, sổ sách, chứng từ, kế toán chặt chẽ và phức tạp; chi phí cho công tác quản lý tài chính, kế toán cao; chịu sự thanh tra, kiểm tra nhiều… chính là những lý do hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh cá thể 'ngại' chuyển đổi sang doanh nghiệp?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh cá thể "ngại" chuyển đổi sang doanh nghiệp?

Tiêu điểm -  7 năm
Việc doanh nghiệp cần tuân thủ chế độ hạch toán, sổ sách, chứng từ, kế toán chặt chẽ và phức tạp; chi phí cho công tác quản lý tài chính, kế toán cao; chịu sự thanh tra, kiểm tra nhiều… chính là những lý do hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản cần hướng đi mới thời 'khó chồng khó'

Doanh nghiệp bất động sản cần hướng đi mới thời 'khó chồng khó'

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Giữa bối cảnh thị trường đang thanh lọc khốc liệt, chỗ đứng sẽ chỉ dành cho những doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội để bứt phá.

Giảm gánh nặng chi phí thuê văn phòng cho doanh nghiệp sau dịch

Giảm gánh nặng chi phí thuê văn phòng cho doanh nghiệp sau dịch

Bất động sản -  4 năm

Khi nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn, mô hình văn phòng chia sẻ được dự báo sẽ phát triển mạnh và trở thành phương án tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  4 năm

Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra.

Con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Cách ứng xử với trạng thái bình thường mới sẽ quyết định số phận của doanh nghiệp sau đại dịch.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  43 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  49 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  51 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.