M&A chia tách doanh nghiệp: 'cây đũa thần’ của chủ đầu tư bất động sản

Trần Anh Thứ hai, 06/01/2020 - 08:24

Thông qua các hoạt động chia tách và sáp nhập doanh nghiệp, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trở thành các dự án thành phần quy mô nhỏ hơn và do nhiều công ty khác nhau nắm giữ.

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam gần đây chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Thương vụ lớn nhất là ThaiBev chi gần 5 tỷ USD để kiểm soát Sabeco, VinGroup nhận 1,3 tỷ USD từ GIC (Singapore) đầu tư vào VinHomes, SK Group của Hàn Quốc rót 1,5 tỷ USD vào Masan Group và Vincommerce hay KEB Hanna Bank đầu tư vào BIDV...

Ở trong nước, Tập đoàn Ô tô Trường Hải đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các mảng kinh doanh của HAGL trong thời gian ngắn. Mới đây, Masan Group và VinGroup bắt tay xây dựng một tập đoàn hàng tiêu dùng bán lẻ với việc sáp nhập hai công ty tỷ USD là MCH và VCM.

Những thương vụ M&A diễn ra mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước, giúp mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao năng lực quản trị điều hành.

Tuy nhiên, hoạt động M&A không chỉ bao gồm các thương vụ góp vốn, thâu tóm hay sáp nhập giữa các doanh nghiệp với nhau. Ở chiều ngược lại, việc chia tách doanh nghiệp từ lâu cũng rất phổ biến tại Việt Nam và trở thành một thủ thuật tài chính quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Trong một công thức điển hình, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn hàng trăm triệu USD ban đầu được phê duyệt với chủ đầu tư là tập đoàn lớn hoặc một liên doanh với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính, nhưng sau một vài lần chia tách và sáp nhập, dự án lớn trở thành nhiều dự án thành phần quy mô nhỏ hơn và do nhiều công ty khác nhau nắm giữ.

Cuối năm 2017, UBND TP.HCM công bố chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Tòa nhà Căn hộ - Văn phòng dịch vụ - Thương mại dịch vụ HH5-1 Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son cho Công ty TNHH Hưng Phát Invest Hà Nội. Đây là một trong các lô đất được tách ra từ dự án Khu trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son, nằm trên nền nhà máy đóng tàu Ba Son cũ tại TP.HCM. 

Được biết, 6 công ty khác nhau đã được giao hơn 32.000 m2 đất hỗ hợp thuộc các khu đất ký hiệu HH1, HH2, HH3, HH4 và HH5-1, chiếm đến 63% tổng diện tích đất hỗn hợp theo quy hoạch của dự án này sau khi chủ đầu tư thực hiện chia tách doanh nghiệp năm 2017.

Sau khi được giao đất, các công ty trên đều đã có những động thái thay đổi chủ sở hữu (thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp, mua bán cổ phần) làm xuất hiện những ông chủ mới tại dự án Ba Son, dù đến nay phần lớn các khu đất này vẫn để trống và chưa có dấu hiệu xây dựng theo quy hoạch.

Cụ thể, Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Phương Nam, được giao gần 9.000 m2 (khu đất HH1) đã sáp nhập vào Công ty DPV Hà Nội. Sau đó, Thành Hưng Land, một công ty mới được thành lập trở thành chủ sở hữu của Công ty DPV Hà Nội.

Công ty Phát triển và Đầu tư kinh doanh Bình Minh đã sáp nhập vào Công ty Trường Việt Invest sau khi được giao 7.141 m2 (khu đất HH4_3). Còn hai khu HH4_1 và HH4_2 có tổng diện tích 6.167 m2 được giao cho công ty Công ty Đầu tư Phát triển và KDTM Phúc Thành. Doanh nghiệp này sau đó được sở hữu bởi Công ty Đại Phát Invest Hà Nội.

Khu đất HH3 có diện tích 2.899 m2 được giao cho Công ty Phát triển thương mại và Đô thị Nam Thanh. Sau đó doanh nghiệp này đã sáp nhập vào Công ty VIKHA REAL, thuộc sở hữu của Công ty Đầu tư Vĩnh Khải.

Tại Đồng Nai, hai dự án bất động sản lớn là Waterfront City và Aqua City cũng được chia tách ra thành các dự án nhỏ sau gần 10 năm các liên doanh chủ đầu tư dự án được thành lập.

Với dự án Waterfront City, một liên doanh với số vốn đăng ký 750 triệu USD được thành lập với tỷ lệ nắm giữ là Donacoop (30%), Công ty An Phú Long (20%) và Keppel Land (Singapore) sở hữu 50% để phát triển dự án rộng 366 ha.

Sau nhiều năm dự án không được triển khai, năm 2017 liên doanh này đã thực hiện chia tách doanh nghiệp sau khi giảm vốn điều lệ xuống còn một nửa. Keppel Land sau đó sở hữu 100% cổ phần của công ty này nhưng quy mô dự án cũng giảm một nửa so với ban đầu.

Đến đầu năm 2019, Công ty Đầu tư Nam Long công bố chi ra 2.300 tỷ đồng để sở hữu 70% vốn tại Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai để phát triển dự án Dong Nai Waterfront City rộng 170 ha. 

Phần diện tích còn lại thuộc về các bên Donacoop và An Phú Long trong liên doanh hiện nay được đổi tên thành dự án Waterfront Dona (rộng 160 ha). Một phần lớn của dự án này gần đây được công ty Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley sử dụng làm tài sản bảo đảm cho việc huy động vốn bằng trái phiếu.

M&A chia tách doanh nghiệp: 'cây đũa thần’ của chủ đầu tư bất động sản 1
Hình ảnh dự án Waterfront Đồng Nai trong Báo cáo thường niên của Nam Long

Tương tự, dự án Aqua City rộng 305 ha, tổng vốn đầu tư 519 triệu USD do liên doanh DonaCoop, An Phú Long và VinaCapital làm chủ đầu tư với công thức sở hữu như dự án Warterfront City.

Đến tháng 3/2017, liên doanh Công ty thành phố Aqua đã thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp thành Công ty TNHH Thành phố Aqua Dona và Công ty Cổ phần thành phố Aqua. Sau chia tách, nhóm VinaCapital thông qua Công ty Cổ phần thành phố Aqua thực hiện dự án AquaCity rộng 110,5ha.

Giữa năm 2018, VinaCapital đã tiến hành thoái vốn khỏi dự án Aqua City, thu về khoản tiền 45,2 triệu USD. Dự án này hiện do Tập đoàn Novaland phát triển.

Dấu ấn doanh nghiệp Việt trong các thương vụ M&A tỷ đô

Dấu ấn doanh nghiệp Việt trong các thương vụ M&A tỷ đô

Tiêu điểm -  5 năm
Vingroup, Kido, Masan, PAN Group là những doanh nghiệp Việt điển hình trong thực hiện chiến lược M&A chủ động.
Dấu ấn doanh nghiệp Việt trong các thương vụ M&A tỷ đô

Dấu ấn doanh nghiệp Việt trong các thương vụ M&A tỷ đô

Tiêu điểm -  5 năm
Vingroup, Kido, Masan, PAN Group là những doanh nghiệp Việt điển hình trong thực hiện chiến lược M&A chủ động.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  2 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  8 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  8 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  10 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  10 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  10 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.