M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng

Việt Hưng Thứ sáu, 13/04/2018 - 14:09

Tăng trưởng là mong muốn của mọi doanh nghiệp khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài chính và nhân lực. Tuy nhiên, tăng trưởng theo hướng nào luôn là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp: M&A để tăng trưởng, hay phát triển tự thân theo hướng truyền thống?

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP.HCM

Tuần trước, chương trình CEO – Chìa khoá thành công số 49 với chủ đề: "Doanh nghiệp gia đình - Tăng trưởng organic hay M&A" đã đặt ra tình huống về một doanh nghiệp gia đình chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc.

Được biết, đây là một doanh nghiệp có bề dày hơn 20 năm. Sau rất nhiều thăng trầm, tới nay doanh nghiệp đã lớn mạnh, tiềm lực dư giả, và họ nhìn ra nhiều cơ hội hấp dẫn trong các ngành hàng có liên quan mật thiết đến chăn nuôi như: vắc-xin, thuốc thú y...

Từ đây, các thành viên Hội đồng quản trị đều nhất trí mở rộng sản xuất kinh doanh ra các lĩnh vực tiềm năng, nhưng giữa CEO và các thành viên còn lại trong HĐQT gặp phải mâu thuẫn về quan điểm mở rộng và đầu tư.

Trong khi CEO một mực bảo vệ quan điểm muốn M&A nhà máy sản xuất thuốc thú y hoặc vắc-xin để tối giản thời gian, cũng như tận dụng được mọi cơ hội, thì các cổ đông lại cho rằng, công ty cần phát triển tự thân để chắc chắn và tiết kiệm chi phí.

Đối mặt với bài toán này, các chuyên gia của chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 50 trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam đã đưa ra giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng và đầu tư hiệu quả nhất.

M&A không đơn thuần là phép tính cộng

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP. HCM cho rằng, dù CEO đang mong muốn hướng tới việc M&A doanh nghiệp, nhưng mục tiêu cho hoạt động M&A lần này vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Theo ông Dũng, bản thân chủ doanh nghiệp phải xác định rõ, M&A để làm gì, mục tiêu ra sao, tầm nhìn thế nào, để dựa trên cơ sở đó đưa ra được một chiến lược cụ thể.

Bởi nếu mục tiêu của doanh nghiệp chỉ đơn thuần là để có thêm những danh mục sản phẩm mới, cộng sinh vào mảng cốt lõi là thức ăn chăn nuôi, thì ông Dũng đưa ra lời khuyên: cân nhắc phương án hợp tác với các đơn vị uy tín trên thị trường, thay vì M&A.

Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP.HCM chỉ ra: “Khi làm chủ một doanh nghiệp, chúng ta nên hiểu rõ, M&A không đơn thuần là phép tính cộng. Bởi khi hai hay nhiều doanh nghiệp cộng hưởng vào nhau sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề mâu thuẫn diễn ra sau đó”.

Đầu tiên là mâu thuẫn về văn hóa, sau đó là mâu thuẫn về phương pháp quản trị và không loại trừ cả những mâu thuẫn liên quan tới thương hiệu.

Ông Chu Tiến Dũng lấy dẫn chứng, có những doanh nghiệp trong quá trình thương thảo M&A đã thống nhất được phương án tài chính, quản trị, nhân sự, nhưng tới khâu cuối cùng là lấy thương hiệu gì thì lại đổ bể vì mỗi người một ý.

Do đó, khi đã xác định cần thiết phải M&A, doanh nghiệp buộc phải lường hết những tình huống rủi ro có thể xảy ra. Tránh trường hợp mục tiêu, điều khoản, hợp đồng đã có, nhưng cuối cùng thương vụ lại đổ bể, tốn công sức và thời gian cho cả hai bên.

M&A doanh nghiệp không chỉ là phép cộng
Chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 50: “Doanh nghiệp gia đình - Tăng trưởng Organic hay M&A”

Luôn đặt câu hỏi: Có nhất thiết phải M&A?

Ông Johnathan Ooi - Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, trước khi tính đến phương án M&A, bản thân doanh nghiệp phải nhìn nhận mình là ai, ở đâu, vị thế hiện tại của doanh nghiệp là gì.

Quan trọng hơn, doanh nghiệp cần nhìn ra khoảng cách của mình với các đối thủ trên thị trường. Nhìn vào câu chuyện của công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn cho gia súc này, ông Johnathan Ooi đưa ra lời khuyên:

“Các bạn là doanh nghiệp đầu ngành, thị phần lớn, đã có truyền thống lâu đời và giữ được khoảng cách với các đối thủ. Vì vậy, M&A chưa chắc đã cần thiết. Trong khi nguồn lực và tài chính đã đầy đủ, thì cái mà các bạn thiếu chỉ là thời gian. Vậy tại sao không bỏ ra 3-4 năm nữa tự đầu tư, nghiên cứu phát triển ngành nghề mới”.

Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam chỉ ra, M&A là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp tăng trưởng phi mã, nhưng đổi lại rủi ro cũng rất lớn. Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp sau khi chọn M&A đã liên tục thua lỗ, thậm chí mất cả thương hiệu.

Do đó, doanh nghiệp khi muốn mở rộng và đầu tư cần tự mình đặt ra câu hỏi: “Có nhất thiết phải M&A?”.

Trong trường hợp cấp bách, bị đe dọa về thị trường, thị phần, doanh số, M&A là giải pháp cần thiết. Còn nếu duy trì được khoảng cách với đối thủ và xác định kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp có thể cân nhắc phương áp hợp tác song song. Từ đây, công ty có thêm thời gian để củng cố vị thế, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các công ty bạn.

Ông Johnathan Ooi khẳng định, một khi doanh nghiệp đã nghĩ tới chuyện M&A, đó hẳn phải là một thương vụ đột phá. Doanh nghiệp thâu tóm tốt, thì doanh nghiệp sáp nhập cũng phải tương xứng. Bởi ngoài các yếu tố pháp lý, tài chính, đối tác cũng rất quan trọng.

Theo ông Johnathan Ooi, M&A là cả 2 doanh nghiệp phải giúp nhau cùng tiến. Bản chất của M&A là 2 thương hiệu mạnh sẽ đồng hành và hợp nhất cùng nhau tạo ra một cá thể đột phá hơn. Do đó, khâu chọn lựa đối tác cũng cần được đánh giá, xem xét kĩ lưỡng. Doanh nghiệp không nên “tham bát bỏ mâm”, chỉ nhìn vào những thương vụ “hời” mà quên đi hiệu quả sáp nhập sau đó.

Các chuyên gia của Chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 50: “Doanh nghiệp gia đình - Tăng trưởng Organic hay M&A” còn đưa ra những “chiêu bài” để giúp doanh nghiệp mở rộng và đầu tư hiệu quả hơn. Những “chiêu bài” đó ra sao?

Mời quý vị đón xem chương trình số 50 được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (15/4) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (16/4) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt của Đài Truyền hình Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.


Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Diễn đàn quản trị -  6 năm
M&A sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được các cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Song liệu có phải doanh nghiệp nào lựa chọn M&A là phương pháp mở rộng và đầu tư cũng có thể thành công?
Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Diễn đàn quản trị -  6 năm
M&A sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được các cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Song liệu có phải doanh nghiệp nào lựa chọn M&A là phương pháp mở rộng và đầu tư cũng có thể thành công?
Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Doanh nghiệp gia đình nên chọn M&A hay tăng trưởng tự thân

Diễn đàn quản trị -  6 năm

M&A sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời nắm bắt được các cơ hội để phát triển và chiếm lĩnh thị trường. Song liệu có phải doanh nghiệp nào lựa chọn M&A là phương pháp mở rộng và đầu tư cũng có thể thành công?

Năm thương vụ M&A đình đám nhất 2017

Năm thương vụ M&A đình đám nhất 2017

Tiêu điểm -  6 năm

M&A 2018: Sức nóng từ các thương vụ bán lẻ và hàng tiêu dùng

M&A 2018: Sức nóng từ các thương vụ bán lẻ và hàng tiêu dùng

Tiêu điểm -  6 năm

Xu hướng chủ yếu trên thị trường M&A trong các năm tới vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và bất động sản.

Một năm sôi động của hoạt động M&A bất động sản

Một năm sôi động của hoạt động M&A bất động sản

Bất động sản -  6 năm

Theo công ty tư vấn JLL, các nhà đầu tư hiện nay đang có xu hướng chuyển sang thị trường bất động sản thương mại, đặc biệt tập trung vào các dự án văn phòng hạng A có vị trí đắc địa, tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  11 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  15 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.