Mắt xích cân bằng lượng và chất cho du lịch Việt Nam

Lam Giang Thứ hai, 29/07/2019 - 15:40

Theo nhiều chuyên gia, sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích cao cấp là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra khoảng cách về sức cạnh tranh giữa du lịch Việt Nam với các thị trường khác trong khu vực.

Quần thể FLC Hạ Long, khu nghỉ dưỡng cao cấp mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách khi đến Hạ Long.

Khoảng trống lớn

Việt Nam có nhiều lợi thế lớn để phát triển du lịch, đứng thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế.

Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đứng 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu, trong đó, các chỉ số về cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, mức độ ưu tiên du lịch, môi trường bền vững của du lịch Việt Nam đều nằm trong nhóm yếu tố cần cải thiện.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó, kết quả khảo sát về du lịch ASEAN của tập đoàn tài chính Maybank King Eng cho thấy, Việt Nam hiện đang thiếu khách sạn chất lượng, vì có tới 80% số lượng phòng khách sạn ở tiêu chuẩn dưới 3 sao và số khách sạn có thương hiệu quốc tế chỉ chiếm 1,4%, thấp nhất trong số các thị trường lớn ở ASEAN.

Trong khi đó, tỷ lệ phòng khách sạn thương hiệu quốc tế ở Thái Lan là 6,6%, Indonesia là 6,5%, Malaysia 10,2% và của Singapore lên tới 54,8%.

Cũng theo khảo sát của Tổng cục Du lịch, trong 5 năm trở lại đây, khoảng 60% chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam là dành cho lưu trú và ăn uống; mua hàng hóa, tham quan và vui chơi giải trí chỉ chiếm 20%. Trong khi tại Thái Lan, chi phí cho mua sắm, giải trí chiếm từ 40 - 50% trong một chuyến đi.

Du lịch Việt Nam đang tồn tại thực trạng đang mất cân đối về chiến lược phát triển: thừa tiềm năng nhưng lại thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc biệt là các dịch vụ giải trí, mua sắm đủ sức móc hầu bao du khách. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đông nhưng mức chi tiêu trung bình lại thấp và chỉ có khoảng 10% khách du lịch quốc tế muốn quay lại Việt Nam lần thứ hai, so với tỷ lệ của Thái Lan là khoảng 70%.

Theo Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, đã đến lúc Việt Nam cần làm mới sản phẩm và nâng cao tính trải nghiệm cho du khách.

“Các nhà đầu tư mở rộng và phát triển thêm nhiều trải nghiệm du lịch, bất động sản du lịch không phải chỉ là phòng lưu trú mà cần trở thành quần thể gắn với nhiều tiện ích vui chơi giải trí như casino, thể thao, sự kiện, nghệ thuật”, theo ông Siêu. Bởi đây mới là yếu tố cốt lõi để kích cầu, tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt với các điểm đến trong khu vực.

“Tấm áo mới từ người thợ giỏi”

Thời gian qua, thị trường du lịch Việt Nam bước đầu đã xuất hiện một số sản phẩm mới đến từ các tổ hợp du lịch, công viên giải trí hay các quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư xây dựng bởi các tập đoàn lớn.

Chẳng hạn, có thể kể tới chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của Tập đoàn FLC gồm FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, FLC Quy Nhơn… gắn với nhiều tiện ích tiêu chuẩn quốc tế gồm sân golf, trung tâm hội nghị, khách sạn, biệt thự, đô thị nghỉ dưỡng giải trí... không những góp phần tăng trải nghiệm mới mẻ cho du khách, mà còn bổ sung đáng kể vào hạ tầng du lịch, nhất là phân khúc lưu trú hạng sang đang còn thiếu hụt.

Tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) trong nhiều năm, khách đến bãi biển du lịch lâu đời nhất miền Bắc cũng chỉ biết ngắm cảnh, tắm biển, thưởng thức hải sản rồi ra về, thì nay đã có thêm nhiều trải nghiệm mới ở FLC Sầm Sơn như: hệ thống phòng khách sạn, biệt thự 5 sao, sân golf 18 hố, bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam, phố chợ đêm và quảng trường biển, chuỗi lễ hội văn hóa, chương trình nghệ thuật đương đại diễn ra hàng tuần tại đây.

Sự xuất hiện của FLC Sầm Sơn đã góp phần không nhỏ thúc đẩy lượng du khách đến địa phương tăng gấp đôi trong vòng 4 năm, từ 4,5 triệu lượt năm 2014 lên gần 8,5 triệu lượt khách năm 2018, trở thành điểm du lịch sôi động 4 mùa thay vì chỉ 1 mùa như trước đây.

Mắt xích cân bằng lượng và chất cho du lịch Việt Nam
Vẻ đẹp của biển Quảng Ngãi sẽ càng trở nên hấp dẫn và giá trị hơn nếu có thêm những sản phẩm du lịch mới.

Đáng chú ý, cuối tháng 6 vừa qua, Tập đoàn FLC tiếp tục khởi công FLC Quảng Ngãi tại vùng biển đẹp của huyện Bình Sơn (Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) với quy mô lên đến hơn 1.000 ha. Đây được xem là mô hình quần thể du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn đầu tiên tại xứ Quảng hội tụ nhiều tiện ích đẳng cấp về nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm du lịch gắn với trải nghiệm văn hóa thực tế cũng sẽ được chú trọng triển khai để du khách có cơ hội khám phá tập quán sinh hoạt đặc sắc của người dân vùng biển đảo.

Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, FLC Quảng Ngãi được kỳ vọng sẽ đánh thức vẻ đẹp của vùng đất tiềm ẩn trên bản đồ du lịch Việt Nam, đưa Quảng Ngãi trở thành điểm đến có sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi trên thế giới, như mô hình của những công trình hạ tầng du lịch mà Tập đoàn FLC đã từng thành công trước đó.

FLC khởi công khu đô thị hiện đại hàng đầu tại Đồng Tháp

FLC khởi công khu đô thị hiện đại hàng đầu tại Đồng Tháp

Bất động sản -  5 năm

Tập đoàn FLC chính thức khởi công Khu đô thị FLC La Vista Sadec tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vào ngày 21/7, đánh dấu bước khởi đầu cho quá trình chinh phục các vùng đất phương Nam.

FLC Hotels & Resorts tung voucher nghỉ dưỡng dịp khai trương Bamboo Airways Tower

FLC Hotels & Resorts tung voucher nghỉ dưỡng dịp khai trương Bamboo Airways Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Cùng với hàng ngàn combo ưu đãi rầm rộ đến các đơn vị thành viên như Bamboo Airways, FLC Travel & Event, KLF Travel, cơ hội sở hữu voucher nghỉ dưỡng giá siêu hời và “Tấm thẻ quyền lực” FLC Prior từ FLC Hotels & Resorts đang khiến Sự kiện khai trương Tòa tháp Bamboo Airways Tower 265 Cầu Giấy “nóng” hơn bao giờ hết.

Ông Vũ Tiến Lộc: FLC nên đổi nguyên tắc '5 không' thành '4 không'

Ông Vũ Tiến Lộc: FLC nên đổi nguyên tắc '5 không' thành '4 không'

Leader talk -  6 năm

“5 không” của FLC bao gồm không xin, không mua lại, không làm chung, không làm nhỏ và không làm chậm. Song Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng FLC nên nghĩ đến việc loại bỏ văn hoá “không làm chung”.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  2 ngày

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  2 ngày

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  2 ngày

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động

Bất động sản -  4 ngày

Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura

Bất động sản -  5 ngày

Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính

Tài chính -  8 giờ

Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%

Doanh nghiệp -  8 giờ

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Chiến lược gia tăng lợi nhuận của ngành dệt may trước thách thức thuế quan

Tiêu điểm -  10 giờ

Bất chấp năm 2025 đầy rẫy thách thức, các doanh nghiệp dệt may vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và thực hiện cam kết với người lao động.

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Nhật Bản sẽ rót 20 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

Thủ tướng Nhật Bản thông báo kế hoạch triển khai 15 dự án về chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ các sáng kiến AETI, AZEC.

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều 28/4 rớt thủng ngưỡng 120 triệu đồng/lượng

Vàng -  11 giờ

Giá vàng chiều 28/4 đã giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với buổi sáng xuống dưới ngưỡng 120 triệu đồng/lượng ở giá bán ra đối với vàng miếng SJC.

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

KSB tăng gấp đôi vốn điều lệ, đẩy mạnh tái cơ cấu đón sóng tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  11 giờ

KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.

Thời vận mới của Phú Quốc

Thời vận mới của Phú Quốc

Tiêu điểm -  13 giờ

Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".